CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
291 Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á / Huỳnh Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Ngọc Tân, Phạm Hải Nam // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 63-83 .- 658
Trong thập kỷ vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang thay đổi cách chính phủ, doanh nghiệp và người dân tại các quốc gia trên thế giới tương tác với nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy chuyển đổi số ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế cũng như tìm câu trả lời cho hiện tượng “đi tắt đón đầu” của các quốc gia đang phát triển và mới nổi. Bằng phương pháp ước lượng SGMM với dữ liệu 30 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004–2019, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các quốc gia đang phát triển và mới nổi khó có thể tận dụng lợi thế chuyển đổi số để “đi tắt đón đầu” trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
292 Vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam / Trần Nha Ghi // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 47-68 .- 332.12
Dựa trên lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết vốn xã hội, và lý thuyết về nguồn nhân lực, nghiên cứu này giải thích quá trình chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát; đồng thời, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh với vai trò trung gian của chuyển đổi số. Mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) được thực hiện với cỡ mẫu là 218 nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số đóng vai trò là trung gian một phần giữa vốn xã hội và đổi mới mô hình kinh doanh. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý để nhà quản lý chủ động xây dựng mạng lưới quan hệ với các bên liên quan như: Cơ quan của Chính phủ và các đối tác (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và nhà cung cấp dịch vụ nền tảng số). Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
293 Tăng tốc chuyển đổi số, hiện đại hóa toàn diện ngành Thuế Việt Nam / Cao Anh Tuấn // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 68-70 .- 658
Năm 2021, bám sát chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, định hướng của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong toàn hệ thống; đẩy mạnh số hóa công tác quản lý thuế với nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước của ngành Tài chính.
294 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý môi trường tại Tổng cục Môi trường / ThS. Nguyễn Xuân Thủy // Môi trường .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 50-53 .- 004
Trình bày sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại Tổng cục Môi trường và đưa ra một số giải pháp thực hiện.
295 Kinh nghiệm xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo / Nguyễn Việt Đức // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 18(579) .- Tr. 17-21 .- 658
Trình bày một số trung tâm đổi mới sáng tạo xuất hiện và phát triển ở các nước; Thực tế mô hình sở hữu, vận hành và chức năng của các Trung tâm đổi mới sáng tạo; Đề xuất lựa chọn chức năng gắn với tầm nhìn của các Trung tâm đổi mới sáng tạo.
296 10 bước thực hiện chuyển đổi số / Nguyễn Tuấn Hoa, Lương Ngọc Tuấn // .- 2021 .- Số 255 .- Tr. 40-46 .- 004
Chuyển đổi số là quá trình tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên đây là một quá trình tiến hóa mà các tổ chức hay doanh nghiệp không tự triển khai độc lập được mà cần có sự trợ giúp của các nhà cung cấp giải pháp. Ở đây là cung cấp phương pháp và công cụ thực tiễn. Quá trình được thực hiện qua 3 giai đoạn với tổng cộng 10 bước thực hiện chuyển đổi số.
297 Kỷ nguyên kết nối, thay đổi để thích ứng / Công Sang // .- 2022 .- Số 260 .- Tr. 4-7 .- 004
Xu hướng chuyển đổi số đang thúc đẩy một làn sóng kết nối và các xu hướng hoán toàn mới ở Việt Nam. Tự động hóa và Công nghệ IoT có thể tăng cường hiệu quả làm việc và trao quyền cho nguồn nhân lực bằng cách tạo ra hiệu quả cao hơn và giúp tự động hóa các tác vụ đơn điệu để con người có thể đưa ra định hướng và kiểm soát phù hợp.
298 Nông nghiệp số, giấc mơ khởi từ cánh đồng Bình Định / Hạ Vũ // .- 2022 .- Số 260 .- Tr. 8-11 .- 004
Chuyển đổi số nông nghiệp bắt đầu lăn bánh ở Bình Định, nông dân bắt đầu biết sử dụng công nghệ phục vụ sản xuất, biết sử dụng công nghệ như chuyến tàu để mang khu vườn của mình đến tận nhà khách hàng.Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hợp tác xã liên kết với nông dân xây dựng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.
299 Những thay đổi hoạt động kinh doanh trong giai đoạn chuyển đổi số / Trần Đức Hiệp // .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 95 - 97 .- 658
Chuyển đổi kỹ thuật số và các mô hình kinh doanh sáng tạo mới đã làm thay đổi cơ bản về hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng, tác động mạnh mẽ tới các hình thức kinh doanh truyền thống và phá vỡ nhiều loại thị trường. Người tiêu dùng có thể truy cập vào hàng chục kênh truyền thông, chủ động và dễ dàng tương tác với các doanh nghiệp và người tiêu dùng khác, đồng thời làm tăng số lượng điểm tiếp xúc khi tìm kiếm các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, trong số đó chủ yếu là thông qua kỹ thuật số.Ở cấp độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh truyền thống đã mất khả năng cạnh tranh so với những doanh nghiệp sáng tạo dựa trên kỹ thuật số.
300 Nhân lực công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam / Nguyễn Ích Cường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 31 - 33 .- 330
Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu nhằm tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cùng với xu thế đó, kinh tế số đồi hỏi nhân lực về công nghệ thông tin mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Nhân lực công nghệ thông tin đóng vai trò quyết định đến nền kinh tế số cũng như quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì thế, tìm ra một số giải pháp nâng cao chất và lượng nhân lực công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam là nhiệm vụ cần thiết.