CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
281 Kinh nghiệm xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo / Nguyễn Việt Đức // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 18(579) .- Tr. 17-21 .- 658
Trình bày một số trung tâm đổi mới sáng tạo xuất hiện và phát triển ở các nước; Thực tế mô hình sở hữu, vận hành và chức năng của các Trung tâm đổi mới sáng tạo; Đề xuất lựa chọn chức năng gắn với tầm nhìn của các Trung tâm đổi mới sáng tạo.
282 10 bước thực hiện chuyển đổi số / Nguyễn Tuấn Hoa, Lương Ngọc Tuấn // .- 2021 .- Số 255 .- Tr. 40-46 .- 004
Chuyển đổi số là quá trình tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên đây là một quá trình tiến hóa mà các tổ chức hay doanh nghiệp không tự triển khai độc lập được mà cần có sự trợ giúp của các nhà cung cấp giải pháp. Ở đây là cung cấp phương pháp và công cụ thực tiễn. Quá trình được thực hiện qua 3 giai đoạn với tổng cộng 10 bước thực hiện chuyển đổi số.
283 Kỷ nguyên kết nối, thay đổi để thích ứng / Công Sang // .- 2022 .- Số 260 .- Tr. 4-7 .- 004
Xu hướng chuyển đổi số đang thúc đẩy một làn sóng kết nối và các xu hướng hoán toàn mới ở Việt Nam. Tự động hóa và Công nghệ IoT có thể tăng cường hiệu quả làm việc và trao quyền cho nguồn nhân lực bằng cách tạo ra hiệu quả cao hơn và giúp tự động hóa các tác vụ đơn điệu để con người có thể đưa ra định hướng và kiểm soát phù hợp.
284 Nông nghiệp số, giấc mơ khởi từ cánh đồng Bình Định / Hạ Vũ // .- 2022 .- Số 260 .- Tr. 8-11 .- 004
Chuyển đổi số nông nghiệp bắt đầu lăn bánh ở Bình Định, nông dân bắt đầu biết sử dụng công nghệ phục vụ sản xuất, biết sử dụng công nghệ như chuyến tàu để mang khu vườn của mình đến tận nhà khách hàng.Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hợp tác xã liên kết với nông dân xây dựng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.
285 Những thay đổi hoạt động kinh doanh trong giai đoạn chuyển đổi số / Trần Đức Hiệp // .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 95 - 97 .- 658
Chuyển đổi kỹ thuật số và các mô hình kinh doanh sáng tạo mới đã làm thay đổi cơ bản về hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng, tác động mạnh mẽ tới các hình thức kinh doanh truyền thống và phá vỡ nhiều loại thị trường. Người tiêu dùng có thể truy cập vào hàng chục kênh truyền thông, chủ động và dễ dàng tương tác với các doanh nghiệp và người tiêu dùng khác, đồng thời làm tăng số lượng điểm tiếp xúc khi tìm kiếm các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, trong số đó chủ yếu là thông qua kỹ thuật số.Ở cấp độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh truyền thống đã mất khả năng cạnh tranh so với những doanh nghiệp sáng tạo dựa trên kỹ thuật số.
286 Nhân lực công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam / Nguyễn Ích Cường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 31 - 33 .- 330
Phát triển kinh tế số là xu hướng tất yếu nhằm tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cùng với xu thế đó, kinh tế số đồi hỏi nhân lực về công nghệ thông tin mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng. Nhân lực công nghệ thông tin đóng vai trò quyết định đến nền kinh tế số cũng như quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì thế, tìm ra một số giải pháp nâng cao chất và lượng nhân lực công nghệ thông tin trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam là nhiệm vụ cần thiết.
287 Tác động của chuyển đổi số tới việc sử dụng nguồn lực cho phát triển kinh tế trên thế giới / Nguyễn Đình Ngân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 7 - 9 .- 330
Trong những năm gần đây, chuyển đổi số đang trở thành hiện tượng được quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Ở cấp độ vĩ mô, chuyển đổi số bao gồm những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong xã hội và các ngành thông qua việc sử dụng công nghệ số. Ở cấp độ tổ chức doanh nghiệp, các công ty đang phải tìm cách đổi mới với những công nghệ này để phát huy mặt tích cực của chuyển đổi số, tạo ra năng suất, hiệu quả hơn. Như cậy, chuyển đổi số sẽ bao gồm một loạt các vấn đề ở các vấn đề ở cả cấp vi mô và vĩ mô của mỗi nền kinh tế.
288 Cơ hội và thách thức chuyển đổi số đối với doanh nghiệp Việt Nam / Vũ Thị Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 766 .- Tr. 86-91 .- 658
Đánh giá cơ hội và thách thức chuyển đổi số đối với doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
289 Chuyển đổi số là phương tiện đưa nghề luật sư về đích nhanh và bền vững nhất / Trần Văn An // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 12 .- Tr.38 - 42 .- 340
Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề Luật sư. Bên cạnh đó, chuyển đổi số lại là phương tiện, cách thức đưa nghề Luật sư về đích nhanh nhất, bền vững nhất.
290 Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng vị trí công việc tại doanh nghiệp thời kỳ chuyển đổi số / Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Duy Minh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 47-64 .- 658
Thực tế cho thấy, hiện nay, sinh viên tốt nghiệp tại nhiều trường đại học không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, nhiều lao động chưa tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo. Việc thành lập trường đại học, mở các ngành nghề chủ yếu dựa trên năng lực của cơ sở đào tạo, chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động là một trong những căn nguyên khiến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Để gỡ nút thắt trong thực trạng đào tạo tại các trường đại học hiện nay, cũng như vấn đề “thừa thầy, thiếu thợ”, thiếu hụt nguồn lao động tại các doanh nghiệp, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung - cầu lao động và vận dụng sáng tạo nguyên lý kết hợp giữa các khâu “Đào tạo - Nghiên cứu - Sản xuất”. Việc đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ các kiến thức nền tảng, chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số và sự phát triển của các doanh nghiệp là hướng đi phù hợp, mang tính tất yếu khách quan. Bài báo này sử dụng phương pháp khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia nhằm thu thập các dữ liệu thực tế và hình thành thang đo. Trên cơ sở đó, thực hiện phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã hình thành được thang đo lý thuyết nhằm đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm của sinh viên tại các doanh nghiệp hiện nay; đồng thời, giúp các trường đại học thực hiện định hướng điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ cho quá trình phát triển các doanh nghiệp số trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.