CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuyển đổi số

  • Duyệt theo:
271 Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tiên phong chuyển đổi số trong chương trình đào tạo / Nguyễn Đức Trung, Trần Trọng Huy // Ngân hàng .- 2022 .- Số 2+3 .- Tr. 91-96 .- 332

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh University of Banking - HUB) với hơn 45 năm hình thành và phát triển đã khẳng định vị thế của một trong những trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kinh tế, kinh doanh, quản lý; là cái nôi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính - ngân hàng và nền kinh tế. Trường đã tích cực cải tiến và phát triển chương trình đào tạo theo hướng cung cấp tri thức hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, có khả năng liên thông và hội nhập quốc tế, phát triển khoa học - công nghệ theo chiều sâu, phát huy lợi thế ở ngành mũi nhọn. Trong những năm qua, thương hiệu HUB ngày càng được khẳng định và luôn nằm trong top các trường đại học dẫn đầu khối ngành kinh tế, cùng với sự quan tâm, ủng hộ của nhiều phụ huynh trong việc lựa chọn, đăng ký ngành, chuyên ngành mới cho sinh viên, đặc biệt chiếm ưu thế đối với các chương trình đào tạo mới.

272 Tăng cường chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng tỉnh Thừa Thiên Huế / Châu Khắc Thái // Ngân hàng .- 2022 .- Số 2+3 .- Tr. 104-107 .- 332

Bài viết cung cấp những nét khái quát về quá trình chuyển đổi số của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó tiếp cận các vấn đề thực tiễn và đưa ra những giải pháp trong việc hoàn thiện mô hình chuyển đổi số ngành Ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

273 Xây dựng mô hình hệ thống hỗ trợ quản trị Chuyển Đổi Số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam / Nguyễn Mạnh Tuấn, Trương Văn Tú, Lê Ngọc Thạnh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 7 .- Tr. 23-44 .- 658

Nghiên cứu này đã thực hiện tổng quan về Chuyển Đổi Số (CĐS) của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), ngoài ra nghiên cứu cũng thực hiện nghiên cứu tổng quan về các phương pháp CĐS của DNVVN trên thế giới và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một mô hình hệ thống hỗ trợ quản trị CĐS cho DNVVN một cách hệ thống gồm 4 giai đoạn: (1) Định vị doanh nghiệp; (2) Tầm nhìn chiến lược; (3) Phát triển lộ trình; (4) Dự án CĐS: Lên kế hoạch; Thực hiện và triển khai. Nghiên cứu cũng đã trình bày chi tiết mô hình về hệ thống hỗ trợ quản trị CĐS cho DNVVN, bước đầu đã xác định cơ sở lý luận cùng với việc phác thảo mô hình nghiệp vụ 14 bước được chia làm 4 giai đoạn. Và một mô hình kiến trúc tổng thể của hệ thống theo mô hình 3 lớp cũng được thiết lập nhằm xác định rõ kiến trúc và các công nghệ có thể được sử dụng khi hiện thực hệ thống.

274 Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á / Huỳnh Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Ngọc Tân, Phạm Hải Nam // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 9 .- Tr. 63-83 .- 658

Trong thập kỷ vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số đang thay đổi cách chính phủ, doanh nghiệp và người dân tại các quốc gia trên thế giới tương tác với nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy chuyển đổi số ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế cũng như tìm câu trả lời cho hiện tượng “đi tắt đón đầu” của các quốc gia đang phát triển và mới nổi. Bằng phương pháp ước lượng SGMM với dữ liệu 30 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004–2019, kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các quốc gia đang phát triển và mới nổi khó có thể tận dụng lợi thế chuyển đổi số để “đi tắt đón đầu” trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

275 Vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam / Trần Nha Ghi // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 47-68 .- 332.12

Dựa trên lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết vốn xã hội, và lý thuyết về nguồn nhân lực, nghiên cứu này giải thích quá trình chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát; đồng thời, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh với vai trò trung gian của chuyển đổi số. Mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) được thực hiện với cỡ mẫu là 218 nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê giữa vốn xã hội, chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số đóng vai trò là trung gian một phần giữa vốn xã hội và đổi mới mô hình kinh doanh. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý để nhà quản lý chủ động xây dựng mạng lưới quan hệ với các bên liên quan như: Cơ quan của Chính phủ và các đối tác (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, và nhà cung cấp dịch vụ nền tảng số). Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

276 Tăng tốc chuyển đổi số, hiện đại hóa toàn diện ngành Thuế Việt Nam / Cao Anh Tuấn // .- 2022 .- Số 768+769 .- Tr. 68-70 .- 658

Năm 2021, bám sát chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, định hướng của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong toàn hệ thống; đẩy mạnh số hóa công tác quản lý thuế với nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước của ngành Tài chính.

277 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý môi trường tại Tổng cục Môi trường / ThS. Nguyễn Xuân Thủy // Môi trường .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 50-53 .- 004

Trình bày sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại Tổng cục Môi trường và đưa ra một số giải pháp thực hiện.

278 Kinh nghiệm xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo / Nguyễn Việt Đức // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 18(579) .- Tr. 17-21 .- 658

Trình bày một số trung tâm đổi mới sáng tạo xuất hiện và phát triển ở các nước; Thực tế mô hình sở hữu, vận hành và chức năng của các Trung tâm đổi mới sáng tạo; Đề xuất lựa chọn chức năng gắn với tầm nhìn của các Trung tâm đổi mới sáng tạo.

279 10 bước thực hiện chuyển đổi số / Nguyễn Tuấn Hoa, Lương Ngọc Tuấn // .- 2021 .- Số 255 .- Tr. 40-46 .- 004

Chuyển đổi số là quá trình tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên đây là một quá trình tiến hóa mà các tổ chức hay doanh nghiệp không tự triển khai độc lập được mà cần có sự trợ giúp của các nhà cung cấp giải pháp. Ở đây là cung cấp phương pháp và công cụ thực tiễn. Quá trình được thực hiện qua 3 giai đoạn với tổng cộng 10 bước thực hiện chuyển đổi số.

280 Kỷ nguyên kết nối, thay đổi để thích ứng / Công Sang // .- 2022 .- Số 260 .- Tr. 4-7 .- 004

Xu hướng chuyển đổi số đang thúc đẩy một làn sóng kết nối và các xu hướng hoán toàn mới ở Việt Nam. Tự động hóa và Công nghệ IoT có thể tăng cường hiệu quả làm việc và trao quyền cho nguồn nhân lực bằng cách tạo ra hiệu quả cao hơn và giúp tự động hóa các tác vụ đơn điệu để con người có thể đưa ra định hướng và kiểm soát phù hợp.