CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chuyển đổi số

  • Duyệt theo:
311 Chuyển đổi số của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ tại Đà Nẵng hiện nay / // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 80-88. .- 338.4791

Chuyển đổi số là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng, hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường . Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nhận thức, vận dụng quá trình chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nên tảng ban đầu góp phần cho việc định hướng và thay đổi trong vấn đề tạo nhân sự trong kỉ nguyên số hiện nay.

312 Chuyển đổi số trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may / Hoàng Xuân Hiệp // .- 2021 .- Số 394 .- Tr. 36-41 .- 658.3

Chuyển đổi số là một trong những nhu cầu cấp thiết đối với hầu hết các tổ chức hiện nay trong đó có trường Đại học. Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng, đặc biệt la do tác động của Đại dịch Covid-19 đòi hỏi các trường Đại học phải chuyển đổi số quyết liệt hơn để áp dụng nhu cầu của các bên liên quan trong bối cảnh giảng viên và sinh viên không thể tiếp xúc trực tiếp.

313 Giải pháp tăng cường hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 591 .- Tr. 111 - 113 .- 658

Bài viết trình bày khái niệm hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, chuyển đổi số và tính tất yếu tăng cường hợp tác đại học doanh nghiệp trong chuyển đổi số, phân tích thực trạng, những tồn tại hạn chế và trở ngại trong hợp tác nói trên ở Việt Nam hiện nay. Trên có sở đó, tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác một cách tích cực, chặt chẽ và hiệu quả hơn khi chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam.

314 Lập pháp thời chuyển đổi số / Phạm Duy Nghĩa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 15 (439) .- Tr.3 - 7 .- 340

Sau đại dịch COVID-19, thế giới đang biến đổi thật nhanh. Trong số đó, đáng kể nhất là tốc độ và quy mô của chuyển đổi số. Vào năm 2025, rất có thể Việt Nam sẽ có mặt trong nhóm 50 quốc gia dẫn đầu thế giới trong chuyển đổi sang nền kinh tế số, xã hội số, và quản trị quốc gia sang thời đại số. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích tác động của chuyển đổi số đối với hoạt động lập pháp ở nước ta và đề xuất một số gợi ý nhằm biến chuyển đổi số thành lợi thế, tiện ích cho công tác lập pháp của người đại biểu.

315 Chiến lược chuyển đổi số của Liên minh Châu Âu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Vũ Bình Minh, Trần Thị Thảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- số 4(247) .- Tr. 32-41 .- 327

Phân tích những nội dung chủ yếu trong chiến lược chuyển đổi số của Liên minh Châu Âu, những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

316 Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số của cơ quan thuế / Nguyễn Quang Hiếu, Đinh Công Hiếu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.25 - 28. .- 657

Sự chuyển đổi số mạnh mẽ của các nền kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nền kinh tế nhưng đi cùng với đó là không ít thách thức đặt ra đối với cho cơ quan thuế trong việc xây dựng chính sách, quản lý tài chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Những rào cản, thách thức có thể đề cập tới như: Tình trạng thiếu kỹ năng, cơ sở hạ tầng thiết bị, nguy cơ an ninh mạng, an toàn và bảo mật dữ liệu ... Những thách thức này đòi hỏi sự nỗ lực các cơ quan thuế trong việc định hướng mục tiêu, cũng như xây dựng chiến lược chuyển đổi sốphù hợp với tình hình mới, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý thuế cho cơ quan thuế.

317 Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số của cơ quan thuế / Nguyễn Quang Hiếu, Đinh Công Hiếu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.25 - 28 .- 658.153

Sự chuyển đổi số mạnh mẽ của các nền kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nền kinh tế nhưng đi cùng với đó là không ít thách thức đặt ra đối với cho cơ quan thuế trong việc xây dựng chính sách, quản lý tài chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Những rào cản, thách thức có thể đề cập tới như: Tình trạng thiếu kỹ năng, cơ sở hạ tầng thiết bị, nguy cơ an ninh mạng, an toàn và bảo mật dữ liệu ... Những thách thức này đòi hỏi sự nỗ lực các cơ quan thuế trong việc định hướng mục tiêu, cũng như xây dựng chiến lược chuyển đổi sốphù hợp với tình hình mới, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý thuế cho cơ quan thuế.

318 Thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong chuyển đổi số / Lương Văn Hải // Ngân hàng .- 2021 .- Số 9 .- Tr.27 - 34 .- 658

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở một số ở mọi quốc gia. Chính vì vậy, công nghệ số ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, đặc việt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Việc chuyển đổi số ở các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong những năm qua đã mang lại cho các ngân hàng những lợi ích và lợi thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số ở các NHTM đang gặp nhiều khó khăn, thách thức và vấn đề đặt ra cho các NHTM là cần chuyển đổi số thế nào cho phù hợp với điều kiện và xu hướng hiện nay. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng chuyển đổi số, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà các NHTM đang phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp và khuyến khích nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số ở các NHTM trong thời gian tới.

319 Mấu chốt của chuyển đổi số là nguồn nhân lực / Giang Nguyễn // .- 2021 .- 392 .- Tr. 60-61 .- 658.3

Năm 2021 tiếp tục nhiều thách thức với doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may. Chuyển đổi số hay số hóa doanh nghiệp vẫn được nhận định là xu hướng cho hầu hết các ngành hàng sản xuất xuất khẩu. Chuyển đổi số ngành dệt may có những chuyển động bứt phá mới.

320 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và COVID19 / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 58-67 .- 658

Dịch Covid19 bùng phát đã tạo sức ép buộc các quốc gia, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân thay đổi hành vi, trong đó có hành vi học tập. Bài viết được thực hiện với mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh đó. Mô hình kết hợp giữa TPB và TAM được sử dụng để nghiên cứu. Các phân tích EFA, CFA và SEM trên nền cơ sở dữ liệu thu thập được từ khảo sát 913 sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên toàn quốc, đã khẳng định cả 4 yếu tố trong mô hình nghiên cứu (hiệu chỉnh), gồm: những thay đổi của nhà trường, cảm nhận về giá trị, và thái độ của sinh viên với việc học trực tuyến đều có ảnh hưởng thuận chiều tới sự chấp nhận phương thức học tập trực tuyến của họ. Một số bình luận và kiến nghị đã được đề xuất để giúp cho việc học tập trực tuyến của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới” hiệu quả hơn.