CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chuyển đổi số
261 Ngân hàng dưới dạng dịch vụ BaaS : cơ hội và thách thức tại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Chánh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 225 .- Tr. 62 - 65 .- 332.12
Bài viết giới thiệu về nền tảng Banking asa Service (BaaS) một xu hướng đem lại giá trị mới nhằm chuyển đổi đột phá mô hình kinh doanh của các ngân hàng trên thế giới bao gồm cả ở Việt Nam. Qua việc khái quát sự phát triển của mô hình dịch vụ này, từ đó tác giả đánh giá những cơ hội và thách thức khi triển khai dịch vụ mới này tại Việt Nam.
262 Sản xuất thông minh – bệ phóng cho chuyển đổi số Rạng Đông / Minh Phượng // Tự động hóa ngày nay .- 2022 .- Số 253+254 .- Tr. 37-38 .- 629.8
Hơn 30 năm Rạng Đông đã tiến hành những bước đi đầu tiên khởi đầu cho hành trình chuyển đổi mạnh mẽ và kiên trì. Trong khâu sản xuất Rạng Đông đã đi từ thủ công đến tự động hóa, số hóa đặt nền móng cho chuyển đổi số.
263 Nghiên cứu khám phá về chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực xuất nhập khẩu / Nguyễn Kim Thảo, Lê Thị Hồng Minh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 42-58 .- 658
Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai gắn liền với khả năng chuyển đổi số của nền kinh tế, trong đó, khả năng chuyển đổi số của khu vực xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số tại các đơn vị xuất nhập khẩu hiện còn gặp nhiều trở ngại và cần có những chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ số trong khu vực này. Dữ liệu được thu thập qua các phỏng vấn sâu với các nhà quản trị tại mười đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam. Kết quả chỉ ra những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của họ. Từ đó, các giải pháp tại nhiều cấp độ được đề nghị để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
264 Chuyển đổi số tại Đại học Quốc gia Hà Nội : bước tiến đáng kể và con đường phía trước / Vũ Văn Tích // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 34-36 .- 332
Phân tích những bước tiến đáng kể trong chuyển đổi số tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi công nghệ số và chuyển đổi thể chế mới; làm thay đổi toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số và “thể chế số”. Nó không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển, tạo ra các giá trị mới. Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định chuyển đổi số vừa là cơ hội, vừa là nhiệm vụ sống còn trên con đường phát triển thể chế mới.
265 Chuyển đổi số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại : một số giải pháp cho BIDV / Phạm Thị Hạnh // .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 78 - 81 .- 332.024
Bài viết đưa ra một số khuyế nghị với cơ quan quản lý nhà nước và BIDV để nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện thành công trụ cột chuyển đổi số trong chiến lược phát triển đến 2025 tầm nhìn đến 2030.
266 Nghiên cứu sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số / Nguyễn Thị Hằng, Phạm Minh Đạt, Đinh Hồng Linh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 156 .- Tr. 95-104 .- 658
Nghiên cứu làm sáng tỏ sự đáp ứng của các trường đại học thông qua các nhóm tiêu chí được lựa chọn trong bối cảnh chuyển đổi số, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để thích nghi và vận hành được trong môi trường số. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý giáo dục tại các trường đại học. Đồng thời cũng đưa ra một số gợi ý giải pháp đối với các nhà quản lý, các trường đại học nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục để hướng tới phát triển nền kinh tế số.
267 Ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số ngành Tài nguyên và Môi trường / Thanh Phương // .- 2022 .- 5(379) .- Tr. 31-32 .- 004
Năm 2021 Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, chủ động tổ chức, phối hợp các đơn vị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số tiến tới chính phủ số đảm bảo chất lượng, hiệu quả và mục tiêu đề ra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
268 Một số vấn đề về thể chế và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số / Trần Đức Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 64-66 .- 330
Trình bày thể chế và năng lực cạnh tranh; giả thuyết Path Dependence: lời giải thích cho sức ỳ thể chế; một số dề xuất về cải cách thể chế.
269 Một số tác động của chuyển đổi số đối với cầu và cung của ngành năng lượng / Hoàng Xuân Lâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 605 .- Tr. 36-38 .- 658
Bài viết trình bày tổng quan ý nghĩa của số hóa năng lượng, làm sáng tỏ tiềm năng to lớn và những thách thức cấp bách mà số hóa năng lượng sẽ mang lại, hướng tới một tương lai năng lượng an toàn, bền vững và thông minh hơn.
270 Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp : xu hướng trên thế giới và bài học cho Việt Nam / Bùi Văn Dũng // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 296 .- Tr. 74-83 .- 658
Bài báo thông qua việc nghiên cứu xu hướng chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên thế giới và đề xuất một số kiến nghị cho Chính phủ và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi số đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn tới. Kết quả nghiên cứu khẳng định chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là một quá trình tất yếu, tuy nhiên để chuyển đổi thành công và phát huy được tối đa công dụng của các công cụ kỹ thuật số trong dạy và học nghề, đòi hỏi cần xây dựng kế hoạch và quy trình chuyển đổi số dựa trên các quan điểm hệ thống và tổng hợp. Bên cạnh đó, chuyển đổi số không đơn giản chỉ là việc số hóa các nguồn tài liệu, thông tin liên quan tới giáo dục nghề nghiệp, mà kéo theo đó cần sự thay đổi của toàn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, từ khâu quản trị, đầu tư, dạy và học và liên kết, hợp tác với các bên liên quan cũng như thị trường lao động.