CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp
551 Doanh nghiệp trong vòng xoáy dịch bệnh, những khó khăn và một số giải pháp tháo gỡ / Nguyễn Thị Huyền Thương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 202 .- Tr. 76-78 .- 658
Trình bày những ảnh ưởng của dịch bệnh Covid -19 đến các doanh nghiệp và nếu ra một số giải pháp trong thời gian tới.
552 Đổi mới Marketing giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Đặng Thị Hồng Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.88 - 91 .- 658
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Những khó khăn lớn các DN gặp phải là thiếu thốn, công nghệ, nguồn nhân lực; năng lực quản trị yếu; tiếp cận thông tin thị trường, đặc biệt, trong các hoạt động tiếp thị, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngại thay đổi, chưa nghiên cứu và nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh nhạy dẫn đến hàng hoá sản xuất không được tiêu thụ; chi phí tiếp thị lớn mà không mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp.
553 Kế toán nguồn lực : công cụ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững / Trần Thị Hồng Mai // Kế toán & Kiểm toán .- 2020 .- Số 200 .- Tr. 87-91 .- 657
Bài viết hệ thống hóa một số quan điểm về HRA, kiến nghị một số giải pháp nhằm áp dụng HRA trong các doanh nghiệp Việt Nam.
554 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực / Lê Thị Mai Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 200 .- Tr. 34-37 .- 658
Trình bày cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp các daonh nghiệp thủy sản VN có thể tận dụng cơ hội và hạn chế các thách thức đó trong thời gian tới.
555 Quản lý, kiểm soát hiệu quả lao động tiền lương trong doanh nghiệp / Ngô Thị Kiều Trang, Mai Thị Quỳnh Như // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.73-76 .- 657
Mục đích cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt quản trị lao động. Việc kiểm soát tốt tiền lương sẽ giúp đơn vị sử dụng hiệu quả sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích luỹ, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý cần phải am hiểu đặc điểm về lao động tiền lương, những sai phạm thường gặp cũng như những thủ tục kiểm soát lao động tiền lương.
556 Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Mai // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.52 - 54 .- 658
Khởi nghiệp là một chủ trương và nhận định đúng đắn được Chính phủ quan tâm, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Cùng với hệ thống chính sách đã ban hành, thời gian qua nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp địa phương, góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp trong thanh niên hiện nay vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các biện pháp hỗ trợ phải được thiết kế phù hợp và thống nhất, thúc đẩy hơn nữa hoạt động này trong thời gian tới.
557 Một số phương pháp bán tham số ước lượng năng suất nhân tố tổng hợp tại doanh nghiệp / Vũ Khắc minh, Phùng Mai Lan, Đoàn Thanh Sơn, Vũ Thị Huyền Trang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.83-86 .- 658
Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng giá cả "lao động" và "vốn" trong một hoạt động cụ thể của doanh nghiệp hay của nền kinh tế. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Bài viết trình bày các phương pháp luận nảy sinh khi ước lượng TFP ở cấp doanh nghiệp, đồng thời áp dụng thực nghiệm vào ngành công nghiệp chế tác Việt Nam, từ đó khẳng định ý nghĩa của việc nâng cao TFP tại nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
558 Đào tạo tiếng anh doanh nghiệp tại trường đại học đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế / Quản Thị Hoàng Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.140 – 142 .- 658
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang là một trong những quốc gia tiên phong tham gia hầu hết các cộng đồng, tổ chức kinh tế - tài chính và hàng loạt hiệp định thương mại tự do mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc đào tạo tiếng anh doanh nghiệp là giải pháp mang tính thực tiễn và bền vững để cải thiện hiệu quả công việc của nhân sự, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do vậy, nhu cầu được đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho các đối tượng tại các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Trong xu thế đó, nhiều trường chuyên ngành kinh tế - tài chính đều đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ.
559 Phân tích năng lực xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ các doanh nghiệp Việt Nam / Phan Thu Trang, Mai Thanh Huyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 91-93 .- 658
Bài báo trước tiên xây dựng khung lý thuyết về năng lực xuất khẩu (NLXK) sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp Việt Nam. Khung lý thuyết phân tích gồm 03 phần chính: các năng lực thành phần trong (NLXK); các yếu tố tác động đến NLXK; các chỉ tiêu đánh giá NLXK.
560 EVFTA: Cơ hội và khả năng tận dụng của doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Văn Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 561 .- Tr. 62-64 .- 658
Chiều 12/2/2020, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam - EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Sau khi được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, Hiệp định EVFTA cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực. Về phía Việt Nam, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua, EVFTA sẽ ngay lập tức có hiệu lực. Còn Hiệp định EVIPA phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU mới có hiệu lực.