CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp
531 Kinh tế tư nhân -" Lực kéo " quan trọng của kinh tế Việt Nam thời hậu Covid-19 / Nguyễn Quốc Điển // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.06 - 09 .- 330
Khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò, động lực qua trọng đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đang tạo ra khoảng 40%GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Như vậy, kinh tế tư nhân chính là tấm đệm giảm sốc và là "lực kéo" quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, do đó nhà nước cần tiếp tục có cơ chế, chính sách thúc đẩy, phát triển bền vững động lực quan trọng này.
532 Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid - 19 / Phạm Thị Tường Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.14 - 18 .- 658
Thời gian qua, các chính sách ứng phó của Chính phủ Việt Nam với đại dịch Covid 19 đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cho thấy, các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid - 19 cũng phát sinh một số bất cập, hạn chế chưa phù hợp với thực tế. Bài viết phân tích những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 đến nền kinh tế Việt Nam thông qua thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét các chính sách tài chính đã và đang được triển khai, đồng thời chỉ ra những hạn chế. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị về chính sách tài chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với đại dịch có hiệu quả trong thời gian tới.
533 Đổi mới quản lý Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn 2021- 2030 / Đỗ Tất Cường, Ngô Thị Ngọc Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.23 - 26 .- 658
Doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quản lý của Nhà nước có tầm ảnh hưởng mang quyết định đến sự mở rộng hoặc thu hẹp của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, sự nổ lực của các cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp đã góp phần tạo nên nhiều thành tựu đáng ghi nhận; bên cạnh đó, nhiều hạn chế vẫn còn tồn tại. Để có thể tiếp tục phát triển doanh nghiệp hơn nữa trong giai đoạn 2021-2030, phương thức quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp cần phải được đổi mới nhằm hỗ trợ hơn nữa sự phát triển của doanh nghiệp.
534 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tiền lương trong các doanh nghiệp Việt Nam / Hồ Đình Bảo, Nguyễn Phúc Hải, Đỗ Quỳnh Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 23 - 32 .- 658
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tiền lương tại các doanh nghiệp trong nước, sử dụng dữ liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. Kết quả ước lượng cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động làm tăng tiền lương thông qua liên kết ngược và làm giảm tiền lương thông qua liên kết xuôi. Phân tích chính sách lương và lao động của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy, khối doanh nghiệp này có xu hướng trả mức lương cao hơn cho người lao động, tuy nhiên lại ưu tiên sử dụng lao động trẻ tuổi và thời gian gắn bó tương đối ngắn. Điều này gợi ý rằng, vấn đề bền vững của việc làm cần được chú trọng nhiều hơn trong chính sách điều tiết khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
535 Một số vấn đề về kế toán sáng tạo trong doanh nghiệp / Hoàng Mỹ Bình // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.82 - 84. .- 657
Kế toán sáng tạo đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc áp dụng kế toán sáng tạo có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào mức độ và mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ranh giới giữa kế toán sáng tạo và gian lận kế toán là rất khó xác định. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần hạn chế tối đa sử dụng kế toán sáng tạo với mục đích che dấu thông tin thực về tình hình của đơn vị để tránh sai phạm không đáng có.
536 Tác động của đại dịch Covid-19 đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam / Bùi Thu Hà // .- 2020 .- Số 743 .- Tr.103 - 105 .- 658
Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến gần như tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đánh giá tình hình cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam trước và sau khi xuất hiện dịch Covid-19, tác giả chọn ngẫu nhiên gồm 9 doanh nghiệp may. Trong số này có đầy đủ 3 nhóm doanh nghiệp với các quy mô vốn từ nhỏ, trung bình và lớn. do vậy có thể đại diện được cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam. Từ việc khảo sát thực trạng ngành Dệt may giai đoạn trước dịch Covid-19, bài viết đã đánh giá tác động của dịch bệnh đối với ngành Dệt may và phân tích về bức tranh chung về hoạt động cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp may trước và sau dịch bệnh Covid-19.
537 Hoạt động thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng tại Việt Nam / Lê Thanh Thủy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.106 - 108 .- 658
Với sự phát triển của nền công nghệ thế giới cũng như sự linh hoạt trong cách vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp, thương mại điện tử và các mô hình thương mại điện tử ( trong đó có Hoạt động thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng-B2C) đang trở thành xu hướng và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, thương mại điện tử này có doanh số bán lẻ đạt 10,08 tỷ USD năm 2019 và tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Bài viết phân tích sẽ làm rõ thực trạng hoạt động thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng tại Việt Nam, từ đó và đề ra một số khuyến nghị để nâng cao lợi ích và tầm quan trọng của hình thức này.
538 Các yếu tố quyết định sự phát triển của doanh nghiệp : trường hợp ngành chế biến chế tạo vùng Tây Nam Bộ / Trần Khánh Hưng, Vũ Hùng Cường // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 282 .- Tr. 12-21 .- 658
Bài viết phân tích vấn đề phát triển của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo vùng Tây Nam Bộ. Sử dụng mô hình MIXED Effect, nghiên cứu phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả mô hình cho thấy, theo tiêu chí phát triển về lượng, yếu tố vốn vẫn là yếu tố quyết định và yếu tố lao động ít ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng doanh nghiệp. Theo tiêu chí phát triển về chất, các doanh nghiệp quy mô lớn hơn hoạt động tốt hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp quy mô lớn hơn sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả hơn. Ngoài ra, một số đặc trưng của doanh nghiệp như địa điểm đặt nhà xưởng hay tình trạng tham gia xuất khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp về mặt chất, nhưng mức độ ảnh hưởng này khác nhau giữa các ngành. Với đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, kết quả gợi ý ưu tiên chính sách giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn. Bên cạnh đó, cần có chính sách phát triển các khu công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, và tham gia xuất khẩu.
539 Nhân tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Quảng Nam / Đặng Thu Hương // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 280 .- Tr. 96-104 .- 658
Năng lực đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp. Để từng bước nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, việc nghiên cứu, đánh giá và xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố đến năng lực đổi mới sáng tạo là rất quan trọng. Bài viết hướng tới mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam trong một số ngành điển hình như vật liệu xây dựng, dệt may, công nghiệp chế biến, cơ khí. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố như nhân tố lãnh đạo, nhân tố văn hóa, nhân tố quản lý, nhân tố chính sách, nhân tố nguồn nhân lực sáng tạo, nhân tố hợp tác, nhân tố tri thức, nhân tố tài chính có ảnh hưởng khác nhau đến các loại hình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp như đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới marketing và tìm kiếm thị trường, đổi mới tổ chức. Qua đó việc khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cũng được xây dựng dựa trên tác động của các nhân tố đến từng loại hình đổi mới của doanh nghiệp.
540 Thúc đẩy tiến trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam / Phạm Thị Tường Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.10 – 13 .- 658
Việc triển khai Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng không ít vướng mắc, bất cập. Việc nhận định những khó khăn, vướng mắc trong thực thi Luật số 69/2014/QH13 là yêu cầu cấp thiết, nhằm đề xuất giải pháp phù hợp, định hường những nội dung trọng tâm để tháo gỡ khó khăn trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.