CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp

  • Duyệt theo:
521 Kinh nghiệm thành công trong quá trình chuẩn bị triển khai BIM của các doanh nghiệp Việt Nam / ThS. Tống Thị Nguyệt, TS. Phùng Anh Quân // Xây dựng .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 50-53 .- 658

Đưa ra 6 yếu tố cơ bản trong việc chuẩn bị triển khai BIM của 12 doanh nghiệp đã thành công áp dụng BIM là chiến lược phát triển, cơ cấu điều hành doanh nghiệp, quy trình quản lý, nhân sự, công nghệ và quản lý thông tin.

522 Mối quan hệ giữa biến động dòng tiền và việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam / Nguyễn Hải Yến // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 89-98 .- 332.12

Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của biến động dòng tiền đến việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động dòng tiền tăng có thể làm tăng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động ở mức bình thường hoặc thấp (ở mức phân vị dưới 75%, trung bình và thấp nhất của dòng tiền hoạt động), biến động dòng tiền tăng sẽ làm gia tăng việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Trong trường hợp doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động ở mức phân vị cao nhất, biến động dòng tiền cao sẽ làm giảm việc sử dụng nợ của doanh nghiệp.

523 Thực trạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở Việt Nam và một số đề xuất / Lê Cương Kiên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.35 - 37 .- 332

Theo Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), đến hết năm 2018 đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ được IASB khảo sát tuyên bố cho phép áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc (IFRS) dưới các hình thức khác nhau. Trong khi IFRS đã trở thành luật chơi phổ biến trên toàn cầu, thì Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chưa có tuyên bố về áp dụng IFRS. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, Việt nam cần có nhiều hơn nữa các nhà đầu tư quốc tế. Bài viết khái quát về IFRS và những lợi ích của nó với các doanh nghiệp (DN); đồng thời khái quát thực trạng áp dụng IFRS tại Việt Nam; từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả IFRS ở các DN Việt Nam trong thời gian tới.

524 Ảnh hưởng của các nhân tố quản trị môi trường đến hiệu quả bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp / Trần Thị Thu, Đỗ Thị Hải Yến // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Số 742 .- 658

Nghiên cứu này kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, sự thay đổi của môi trường và nhân thức của nhà quản trị (nhân tố trung gian) tới hiệu quả bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Thông qua phần mềm SmartPLS, nghiên cứu thực hiện khảo sát 107 công ty niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, có mối quan hệ tích cực giữa các nhân quản trị môi trường và hiệu quả bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp Việt Nam.

525 Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Vương Quốc Anh / Đặng Thái Bình, Đỗ Diệu Hương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 11(242) .- Tr. 50-60 .- 332

Phân tích những chính sách trong việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao của Anh – đây là những kinh nghiệm này thực sự hữu ích cho các quốc gia khác trong việc phát triển doanh nghiệp công nghệ cao đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

526 Tác động của Covid-19 đến ngành may mặc và da giày của Việt Nam / Bùi Quang Tuấn, Trần Thị Vân Anh, Trần Văn Hoàng // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 510 .- Tr. 3-12 .- 330

Đánh giá những tác động của đại dịch Covid-19 đến xuất khẩu, doanh thu và việc làm trong ngành may mặc và da giày, bài viết chỉ ra những cơ hội và thách thức; từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hai ngành công nghiệp thâm dụng lao động này phục hồi và phát triển trong bối cảnh "bình thường mới".

528 Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực hiện đối thoại xã hội tại các doanh nghiệp May ở Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Nhàn, Bùi Thị Thu Hà // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 144 .- Tr. 68-80 .- 658

Phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường đến thực hiện đối thoại xã hội tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Số liệu thu thập được từ 176 doanh nghiệp May qua bảng hỏi được thiết kế sẵn. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 21 để: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích cấu trúc tuyến tính SEM, kiểm định 04 giả thuyết nghiên cứu kế thừa từ các nhà nghiên cứu và 01 giả thuyết đề xuất trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận và các yếu tố tác động đến thực hiện đối thoại xã hội tại các doanh nghiệp May bao gồm: Pháp luật lao động, năng lực cơ quan quản lý nhà nước về lao động, năng lực chủ thể quan hệ lao động, văn hóa doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành dệt may. Trong đó, yếu tố năng lực chủ thể quan hệ lao động có tác động mạnh nhất đến thực hiện đối thoại xã hội tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện thúc đẩy đối thoại xã hội tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam hiện nay.

529 Ảnh hưởng từ các yếu tố nội tại tới hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp ở Việt Nam / Đỗ Hương Giang // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 146 .- Tr. 41-49 .- 658

Nghiên cứu này là khám phá các yếu tố nội tại doanh nghiệp (DN) ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 427DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thông qua phương pháp khảo sát trực tiếp và trực tuyến. Phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được bốn yếu tố nội tại DN ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua sắm xanh, bao gồm: (i) Trách nhiệm xã hội của DN, (ii) Cam kết của ban lãnh đạo, (iii) Kỳ vọng đạt được lợi ích kinh doanh và (iv) Rào cản về chi phí. Trong đó, trách nhiệm xã hội là yếu tố có ảnh hưởng tích cực và mạnh nhất tới hoạt động mua sắm xanh của các DN.

530 Tăng cường kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 / Nguyễn Thị Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 72-74 .- 657

Kiểm soát nội bộ là một bộ phận quan trọng giúp cho nhà quản lý kiểm tra, giám sát được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Bài viết đề xuất một sô giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp Việt Nam.