CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Doanh nghiệp
471 Tác động của đại dịch covid-19 và giải pháp ứng phó của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch / Vũ Thị Kim Thanh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.107 - 109. .- 910
Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề đến mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Bài viết nhận diện những tác động của đại dịch Covid-19, cũng như xu hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, từ đó gợi mở giải pháp giúp các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thích ứng và phục hồi trong bối cảnh mới.
472 Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tối hiệu quả kỹ thuật doanh nghiệp nông nghiệp và thủy sản khu vực miền Trung / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 55-57 .- 330
Khu vực miền Trung với đường bờ biển kéo dài, khí hậu thời tiết khắc nghiệt nên biến đổi khí hậu có ảnh hưởng không chì đến sản xuất của người nông dân mà cả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tới hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại khu vực Miền Trung Việt Nam giai đoạn 2000-2018.
473 Thẻ điểm cân bằng (BSC) và chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC): một công cụ quản trị tích hợp toàn diện cho doanh nghiệp / Trần Xuân Giao, Bùi Nhất Giang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 67-69 .- 657
Một trong những công cụ được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả của một tổ chức đó là thẻ điểm cân bằng (Balance scoredcard - BSC), tuy nhiên BSC lại không cung cấp đủ chi tiết và tối ưu hóa chí số tài chính. Trái ngược với BSC, công cụ chi phí dựa trên hoạt động (Activity based costing —ABC) cung cấp sự hiểu biết đầy đủ và chi tiết về chi phí của các hoạt động trong tổ chức nhưng không đủ toàn diện về tầm quan trọng chiến lược cho toàn bộ các hoạt động trong tổ chức. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp các nghiên cứu trước về công cụ quản trị tích hợp giữa BSC và ABC, từ đó đưa ra gợi ý áp dụng công cụ quản trị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp.
474 Kích cầu du lịch: giải pháp hậu Covid-19 cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại Khánh Hòa / Đoàn Thị Thanh Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 88-90 .- 910
Du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên sự bùng phát của dịch Covid-19 lan rộng tới 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến ngành kinh doanh du lịch nói chung và lưu trú nói riêng của Khánh Hòa bị tổn thất nặng nề. Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh lưu trú tại Khánh Hòa trong tình hình dịch bệnh covid-19, nhằm đóng góp vào cơ sở lý thuyết liên quan. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chi ra rằng kinh doanh lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của địa phương. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách liên quan được đề xuất để kích cầu du lịch tại Khánh Hòa hậu Covid-19.
475 Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ Việt Nam hiện nay / Đào Duy Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 85-87 .- 658
Bài viết này đề cập đến thực trạng phát triển, những cơ hội và thách thức mà thị trường bán lẻ Việt Nam phải đối mặt hiện nay và phân tích khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ Việt Nam, rút ra những kết quả đã đạt được và hạn chế dẫn đến việc các doanh nghiệp nội địa còn yếu thế hơn so với các doanh nghiệp bán lẻ từ nước ngoài. Từ đó, đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Chính phủ và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống bán lẻ Việt Nam.
476 Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp: Bằng chúng từ Việt Nam / Lê Đức Hoàng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 122-124 .- 332.1
Nghiên cứu này nghiên cứu tác động của chính sách cổ tức thông qua lượng cổ tức được chi trả bằng tiền mặt đến giá trị doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu của nghiên cứu này bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2019. Áp dụng phương pháp hồi quy các nhân tố cố định, nghiên cứu này chỉ ra rằng một tỷ lệ tăng lên trong lượng cổ tức được chi trả bằng tiền mặt có thể làm giảm giá trị doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu này gợi ý rằng các doanh nghiệp tại Việt Nam nén giảm tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt xuống.
477 Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam / Nguyễn Ngọc Khánh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 7-9 .- 330
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường không phải là ngành công nghiệp mới xuất hiện, tuy nhiên, ngành công nghiệp môi trường còn non yếu hàng năm mới chỉ đáp ứng được 5% tổng nhu cầu xử lý nước thải đô thị, chế biến và tái chế khoảng 15% nhu cầu chất thải rắn và 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại. Trong đó, tính đến thời 31/12/2018 số doanh nghiệp ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh là 2347 doanh nghiệp. Tính cả giai đoạn 2010 - 2020 đã có tới 4.321 doanh nghiệp được thành lập đăng ký hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường, với tốc độ gia tăng mạnh hàng năm.
478 Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) qua hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp / Nguyễn Việt Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 10-12 .- 658
Đế đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm, các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập vì thế rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đi sâu nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD qua hoạt động tái cơ cấu từ đó gợi ý một số giải pháp giúp HUD nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
479 Bán lẻ hợp kênh (omni-chanel) tại Việt Nam trong kỷ nguyên số / Lê Mạnh Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 19-21 .- 658
Mặc dù hiện tại xu hướng bán lẻ đa kênh đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam những định hướng bán lẻ hợp kênh đang là một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp bán lẻ trước những xu hướng biến đổi nhanh chóng của môi trường và thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ kỷ nguyên số. Hoạt động hợp kênh (omni-chanel) của doanh nghiệp bán lẻ giúp khách hàng có trải nghiệm liền mạch trong mua sắm hàng hóa ở mọi thời điểm, mọi nơi trong môi trường thực và cả trong môi trường ảo. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào làm rõ hơn về bán lẻ hợp kênh, những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam gặp phải khi áp dụng hợp kênh (omni-chanel), từ đó đưa ra những khuyến nghị cho việc áp dụng hợp kênh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
480 Xu hướng tiêu dùng xanh: Thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Văn Lành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 16-18 .- 658
Xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Đối với Việt Nam, việc bắt kịp xu hướng này sê tạo ra cơ hội phát triển nhanh chóng, mở rộng thị phần, cũng như tranh thủ được sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiêu dùng xanh cũng gặp phải những thách thức như: giải quyết mối quan hệ giữa lợi nhuận và tăng trưởng xanh, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xanh. Do vậy, cần có giải pháp để thúc đầy tiêu dùng xanh, bảo đảm phát triển bền vững, bất kịp với xu thế của thế giới.