CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguồn nhân lực

  • Duyệt theo:
131 Báo cáo tài chính về nguồn nhân lực: một số vấn đề trao đổi / Nguyễn Thị Xuân Quỳnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 25-27 .- 658

Bài viết trình bày khái niệm và vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp, các quan điểm khác nhau về trình bày thông tin nguồn nhân lưc lên báo cáo tài chính. Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp các quan điểm về quy định trình bày thông tin nguồn nhân lực trên báo cáo tài chính của một số chính phủ và các tác giả trong, ngoài nước. Từ đó chỉ ra sự cần thiết của trình bày thông tin về nguồn nhân lực trên báo cáo tài chính ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra một số khó khăn cần nghiên cứu để có giải pháp khi thực hiện quy định trình bày thông tin về nguồn nhân lực trên báo cáo tà chính ở Việt Nam.

132 Nghiên cứu lý thuyết quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương / Bùi Thị Ánh Tuyết // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 106-111 .- 658

Nguồn nhân lực y tế trình độ cao (NNLYTTĐC) là nguồn lực đặc biệt bởi trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến sức khỏe nhân dân, tính mạng người bệnh; có đặc thù riêng về đạo đức nghề nghiệp; đòi hỏi nhiều lao động; nhiều rủi ro và sự không chắc chắn... Do đó, phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao cần sự đầu tư lớn của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ và có kế hoạch trong giáo dục và đào tạo. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành y tế là chủ đề đã được một số tác giả trong và ngoài nước thực hiện một cách đơn lẻ. Trong bài nghiên cứu này, trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước, tác giả đã hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nước về phát triển NNLYTTĐC ở địa phương một cách hệ thống, phù hợp với điều kiện chính trị xã hội Việt Nam.

133 Mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và công tác quản lý nhân lực: hàm ý cho các doanh nghiệp Việt Nam / Đào Thị Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 13-15 .- 658

Đổi mới sáng tạo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, là động lực cho những tiến bộ kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đổi mới sáng tạo gắn chặt với hoạt động của người lao động. Điều này đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và công tác quản lý nhân lực. Bằng hoạt động quản lý tích cực, phù hợp, các cá nhân trong doanh nghiệp mới có đủ điểu kiện để tăng cường những đóng góp có hiệu quả và tạo ra đổi mới sáng tạo. Từ đó, có thể rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác quản lý nhân lực nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo kịp yêu cầu mới của nền kinh tế.

134 Ảnh hưởng của tổ chức công đoàn đến hoạt động đào tạo tại nơi làm việc: bằng chứng từ số liệu khớp nối giữa người lao động và doanh nghiệp / Bạch Ngọc Thắng // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 12(499) .- Tr. 27-36 .- 658

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tổ chức công đoàn đến hoạt động đào tạo tại nơi làm việc, đặc biệt là ở một quốc gia đang phát triển và chuyển đổi như VN thông qua sử dụng số liệu khớp nối giwuax người lao động và doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công đoàn không những làm gia tăng cơ hội tham gia đào tạo mà còn làm tăng số lần tham gia đào tạo của người lao động tại nơi làm việc; kết quả này không chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm cá nhân của người lao động và đặc điểm của doanh nghiệp. ...

135 Nông nghiệp công nghệ cao - Bài học từ Israel và Hà Lan / Bùi Thị Thảo Hiền // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 218-223 .- 658

Nông nghiệp là cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Với tốc độ công nghiệp hóa hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần, nhưng nhu cầu về nông sản ngày một tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Do đó, việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng là điều thiết yếu. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần có những yếu tố, như: nhân lực cấp cao (nhà nghiên cứu), nhân lực cấp trung (các kỹ sư nông nghiệp vận hành, ứng dụng, chuyển giao), nhân lực cấp thấp (lao động có tay nghề - nông dân). Trong bài viết này, tác giả nêu lên tầm quan trọng và chiến lược phát triển nhân lực - đặc biệt là nhân lực cấp trung để cung cấp cho việc vận hành, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho nông dân nước ta, bài học từ Israel và Hà Lan.

136 Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp / Đào Trường Thành // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 116-121 .- 658

Phân tích các vấn đề củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

137 Một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khấu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu / Vũ Thị Mai Anh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 85-90 .- 658

Nghiên cứu này tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) thông qua việc sử dụng một số chỉ tiêu đo lường và phương pháp phân tích định tính. Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có tác động quan trọng, bao gồm chất lượng nguồn nhân lực, rào cản kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, mức độ sẵn sàng về công nghệ, tự do hóa thương mại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu gợi mở các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng chế biến của Việt Nam sang EU.

138 Đánh giá thực hiện công viêc của loại hình doanh nghiệp: Quan điểm dựa vào nguồn lực / Nguyễn Thị Minh Phước // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 190-197 .- 658

Hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề cấp bách. Để phát triển và cạnh tranh, doanh nghiệp thường tìm phương thức quản lý nhân lực hiệu quả nhất. Đó không những liên quan đến bố trí nhân sự hợp lý mà còn khuyến khích nhân viên sử dụng hết năng lực bản thân vào giải quyết công việc. Điều này phần nào phụ thuộc vào phương pháp đánh giá thực hiện công việc. Hiện nay nghiên cứu về tác động của các loại hình doanh nghiệp lên phương pháp đánh giá thực hiện công việc qua nhãn quan của nhân viên còn hạn chế. Đóng góp của nghiên cứu này giúp phát triển thêm kho tài liệu về mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp và phương pháp đánh giá thực hiện công việc. Nghiên cứu này chỉ ra lỗ hổng cần nghiên cứu liên quan đến các loại hình doanh nghiệp vận dụng quan điểm dựa vào nguồn lực thế nào trong phương pháp đánh giá thực hiện công việc để tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính, phỏng vân sâu 49 nhân viên của 11 doanh nghiệp thuộc 4 loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.

139 Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam - So sánh với các quốc gía trong khu vực ASEAN qua một số chỉ tiêu / Ngô Quốc Cường // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 140-144 .- 658

Bài viết dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhằm nêu bật thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam khi so sánh với các quốc gia trong khu vực ASEAN qua một số chỉ tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn khá thấp và có khoảng cách khá xa so với các quốc gia trong khu vực. Điều này được thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động khá thấp so với các nước. Trên cơ sở đó bài viết nêu một số đề xuất khuyến nghị góp phần nâng cao chất lương nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian tới.

140 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội / Chu Thị Thủy // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 83-88 .- 658

Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên không nhiều nên nhân lực có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải ở ưu thế về số lượng mà là ở chất lượng. Khi nhân lực có quy mô lớn nhưng chất lượng thấp, năng suất lao động thấp thì lại trở thành nhân tố hạn chế sự phát triển. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao chất lượng nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.