CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nguồn nhân lực
141 Cơ hội và thách thức đối với thanh niên Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư / Bùi Đức Mậu // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 10 (83) .- Tr. 73 - 78 .- 330
Đề cập đến cơ hội và thách thức của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 và đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giúp thanh niên có thể phát huy tốt năng lực của mình bằng việc tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng này mang lại.
142 Nguồn nhân lực - Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 325-330 .- 658
Khái quát về tình hình nguồn nhân lực và thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số nội dung cần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần từng bước đảm bảo đội ngũ cán bộ Ngân hàng Việt Nam có đầy đủ phẩm chất và năng lực làm việc theo các chuẩn mực quốc tế.
143 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước đến năm 2025 / Vũ Thị Hồng Phượng // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 161-165 .- 658
Bài nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng về nguồn nhân lực, trên cơ sở đó đề xuất chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025 cho Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước đến năm 2025. Dựa trên các mô hình nghiên cứu cũng như một số nghiên cứu liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tác giả áp dụng mô hình nghiên cứu dựa trên việc xác định sứ mạng, mục tiêu, sau đó phân tích môi trường bên trong để xác định điểm mạnh và điểm yếu, phân tích môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và nguy cơ. Từ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, sử dụng ma trận SWOT để hình thành và xây dựng chiến lược. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Công ty đến năm 2025 dựa vào 4 chiến lược kinh doanh được lựa chọn: (1) Chiến lược mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác, (2) Chiến lược mở rộng thị trường cung ứng sản phẩm, (3) Chiến lược thu hút lao động thông qua thu nhập và các chế độ phúc lợi, (4) Chiến lược liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
144 Vận dụng mô hình quản trị thay đổi trong lĩnh vực quản lý công / Nguyễn Hồng Anh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 178-182 .- 658
Học tập và vận dụng các phương thức quản lý tiến bộ trên thế giới luôn được Nhà nước ta khuyến khích và ủng hộ, đặt biệt là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ nhà nước - quản lý công. Do tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật quá nhanh, buộc Nhà nước phải có đội ngũ cán bộ có tri thức, kiến thức tiên tiến hiện đại, biết cách vận dụng phương thức quản lý có cơ sở khoa học, làm nền tảng để xây dựng một nhà nước văn minh hiện đại. Vậy, việc vận dụng tri thức từ các học giả nổi tiếng trên thế giới như thế nào, cách phân tích, đánh giá và chọn lọc để sử dụng ra sao, trong tình huống quản lý thay đổi là nội dung chính trong bài này.
145 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu số hóa nền kinh tế / Phạm Quang Khánh // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 204-207 .- 658
Trình bày một cách khái quát về yêu cầu số hóa nền kinh tế đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở phân tích những thách thức, khó khăn đối với nguồn nhân lực Việt cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, tác giả đã đề xuất và luận chứng một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số.
146 Một số đặc trưng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Tuyết Lê // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 128-136 .- 658
Đánh giá về tác giả quốc tế và nội địa của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả cho thấy những định nghĩa khác nhau và các khái niệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ mà phụ thuộc vào các ngành công nghiệp, các quy định pháp lý trong mỗi nền kinh tế. Bên cạnh đó, cung cấp một cái nhìn tổng thể về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ với một phân tích quan trọng của tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới và Việt Nam. Trong bài viết này tập trung chủ yếu vào việc phân tích một số tính năng của lực lượng lao động tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra một số khuyến nghị để nghiên cứu sâu hơn trong quản lý nhân sự của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phồ này.
147 Thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long / Trần Chánh Trung // .- 2019 .- Số 33 .- Tr. 87-92 .- 910
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với những lợi thế về tự nhiên và con người, trong thời gian qua du lịch của vùng không ngừng được đầu tư phát triển. Trong quá trình phát triển du lịch, vấn đề con người luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù được chú trọng đầu tư nhưng thời gian vừa qua nguồn nhân lực của vùng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, vấn đề này đã trở thành một trong những rào cản ảnh hưởng đến khả năng phát triển du lịch. Để cải thiện được chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với tiềm năng của vùng, xu thế phát triển du lịch của nước nhà cũng như trong hội nhập quốc tế, việc đưa ra những giải pháp và chính sách phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết, nếu giải quyết tốt vấn đề này có thể phát huy được hết tiềm năng du lịch vốn có của vùng cũng như đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
148 Lợi thế của Fintech, sự hợp tác với ngân hàng và thách thức nguồn nhân lực / Phạm Xuân Hòe // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 19(532) .- Tr. 17-23 .- 332.12
Trình bày lợi thế của Fintech - thách thức của ngân hàng; tình hình mối quan hệ đối tác giữa ngân hàng và Fintech; xu hướng hợp tác giữa các ngân hàng và Fintech tại Việt nam; Những thách thức về nguồn nhân lực cho ngân hàng số và Fintech, đòi hỏi kỹ năng cần có.
149 Các thành phần cấu thành năng lực của đội ngũ quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng Sông Cửu Long / Phạm Minh Trí, Thái Anh Hoà, Lê Quang Thông, Nguyễn Văn Hùng // .- 2019 .- Số 265 .- Tr. 46-55 .- 658.3
Nghiên cứu này nhằm xây dựng mô hình năng lực đội ngũ quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu nghiên cứu thu thập theo phương pháp chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ với 745 quan sát hợp lệ (gồm ban quản lý hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ liên minh hợp tác xã và Phòng Nông nghiệp huyện) được phỏng vấn trực tiếp. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) xác định được mô hình năng lực với 06 năng lực chung cần thiết (31 hành vi): (1) Kiến thức chung, (2) Hoạt động nhóm, (3) Định hướng hiệu quả, (4) Quan hệ con người, (5) Quản lý điều hành, (6) Phát huy sáng tạo. Mô hình năng lực giúp hiểu rõ hơn nhu cầu năng lực quản lý; hữu ích cho việc đo lường năng lực, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và nâng cao năng lực đội ngũ này thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực.
150 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam dưới sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Đăng Minh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 4 (164) .- Tr.45 – 55 .- 658
Phân tích của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành du lịch Việt Nam, thực trạng nguồn nhân lục du lịch Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0