CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nguồn nhân lực
101 Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Ngô Cẩm Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 591 .- Tr. 31 - 33 .- 330
Bài viết khái quát thực trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
102 Một số trao đổi về chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong kỷ nguyên số / Vũ Xuân Trường // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 64 - 66 .- 658
Bài viết đề cập đến một số nội dung cơ bản như thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời kỳ số hóa nền kinh tế; Những giải pháp chiến lược phát triển nguồn lực nhằm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
103 Đổi mới quan hệ cơ bản tại các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam trong yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thế kỷ XXI / Vũ Thị Huyền, Vũ Thị Bích Liên // .- 2021 .- Kì 1 tháng 9 .- Tr. 7-10 .- 378
Với những thay đổi yêu cầu nhân lực và quan hệ lao động đã có những tác động lớn tới giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp. Định hướng nghề nghiệp là trách nhiệm của nhà trường là mục tiêu đào tạo. Trang bị cho người học kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. Xây dựng mối quan hệ của trường học và yêu cầu đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội hiện nay.
104 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn nhân lực ngân hàng / Nguyễn Văn Lành // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 10-12 .- 332
Bài viết nêu tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0; thực trạng nguồn nhân lực của ngân hàng Việt Nam khi tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thư tư. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng
105 Một số trao đổi về chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong kỷ nguyên số / Vũ Xuân Trường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 64-66 .- 658
Bên cạnh việc hàng ngày phải tiếp nhận và ứng dụng công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh, những yêu cầu đặt ra về phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến các nội dung số cũng là thách thức không nhỏ đối với các các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo và chính bản thân các doanh nghiệp. Bài viết dưới đây để cập đến một số nội dung cơ bản như Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời kỳ số hóa nền kinh tế; Những giải pháp chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
106 Một số vấn đề lý luận về phát triển nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh / Hà Đức Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 91-93 .- 658
Nhân lực quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế là người giúp Nhà nước thực hiện vai trò đó cả ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Bài viết này trên cơ sở phân tích các tài liệu, nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến phát triển nhân lực QLNN về kinh tế cấp tinh. Hiện tại, nhân lực QLNN về kinh tế cấp tinh bên cạnh những ưu thế về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc, cơ cấu nhân lực khá hợp lý... thì vẫn có những hạn chế nhất định trong trình độ QLNN, kỹ năng lao động, thế lực và văn hoá lao động công nghiệp. Vì vậy, việc khai thác và phát triển nhân lực một cách hợp lý, có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay là yêu cầu rất cấp thiết.
107 Mấu chốt của chuyển đổi số là nguồn nhân lực / Giang Nguyễn // .- 2021 .- 392 .- Tr. 60-61 .- 658.3
Năm 2021 tiếp tục nhiều thách thức với doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may. Chuyển đổi số hay số hóa doanh nghiệp vẫn được nhận định là xu hướng cho hầu hết các ngành hàng sản xuất xuất khẩu. Chuyển đổi số ngành dệt may có những chuyển động bứt phá mới.
108 Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho Tây Nguyên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Xuân Đại, Hồ Mai Ly // .- 2020 .- Số 569 .- Tr.31 - 33 .- 658.3
Ngoài những tác động đa chiều, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã và đang làm thay đổi nhanh chóng thị trường lao động. Với hệ thống tự động hoá, máy móc và trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế lao động thủ công và tác động đến mọi quy trình lao động, sản xuất. Nhu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao tăng lên trong khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm, từ đó, tạo áp lực lớn đối với thị trường lao động, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Bài viết phân tích các tác động chính của CMCN 4.0 đến thị trường lao động tại Thái Nguyên, những yêu cầu về giáo dục và đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn của CMCN 4.0 nhằm gợi ý các chính sách cho việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực tại khu vực này.
109 Phát triển nguồn nhân lực nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam / Nguyễn Đình Thiện // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.13 - 15 .- 658
Trong những năm qua, phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay, những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như M-POS, Intenet banking, Mobile banking ... điều này đặt ra cho các ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng những thách thức trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Agribank và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và nâng cao sức cạnh của Ngân hàng.
110 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Thành Cưu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 579 .- Tr. 31-33 .- 658.3
Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển nguồn nhân lực cùng quan điểm phát triển nguồn nhân lực của Cục QLTT Kiên Giang trong những năm tới, tác giả đề xuất 5 giải pháp căn cơ để phát triển nguồn nhân lực tại cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang