CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngân hàng Thương mại
461 Áp dụng kế toán công cụ tài chính theo chuẩn mực quốc tế tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 711 .- Tr. 17 – 20 .- 657
Bài viết phân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong ghi nhận và công bố thông tin về các công cụ tài chính theo chuẩn mực chế độ kế toán Việt Nam với chuẩn mực quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp áp dụng các chuẩn mực quốc tế về công cụ tài chính cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
462 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt nam giai đoạn 2014-2019 / Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 13 .- Tr. 10-15 .- 332.12
Thực trạng tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-2019; mô hình nghiên cứu nhân tố tác động tới TTTD của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-2019; Một số đề xuất nhằm thúc đẩy TTTD bền vững tại các NHTM Việt Nam.
463 Quản trị thương hiệu cho các ngân hàng thương mại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Nam Long, Nguyễn Thị Thanh Nga // Tài chính doanh nghiệp .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 14-17 .- 658
Trình bày quản trị thương hiệu ngân hàng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tập trung vào việc tìm ra giải pháp gợi ý cho các ngân hàng trong việc xây dựng thương hiệu.
464 Tác động của các thành phần năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại / Trần Thị Hằng Ni // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 706 .- Tr. 68 - 71 .- 332.024
Bài viết đánh giá những tác động của các thành phần năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và đề xuất một số giải pháp để các ngân hàng thương mại phát triển trong bối cảnh mới.
465 Phát huy vai trò của công tác phân tích tài chính tại các ngân hàng thương mại / Đinh Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 147 - 149 .- 658
Bài viết đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích này trong quá trình hoạt động kinh doanh.
466 Yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đoàn Việt Hùng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 702 .- Tr. 154 - 157 .- 658
Nghiên cứu này tiến hành xem xét các yếu tố vĩ mô tác động đến thu nhập ngoài lãi sử dụng số liệu của 27 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2017 với dữ liệu bảng cân bằng. Trên cơ sở thu thập dữ liệu nghiên cứu, bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: GDP, lạm phát, lãi suất, chỉ số quản trị cấp quốc gia có mối quan hệ nghịch biến với thu nhập ngoài lãi.
467 Thực trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đặng Hữu Ngọc // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 189 .- Tr. 73-77 .- 332.12
Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù, trong các hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống và là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại tỉ trọng lợi nhuận chính cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động lớn đến kinh doanh và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Thực tiễn trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp có tính đồng bộ, triển khai trong toàn hệ thống để tăng cường hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng tín dụng, không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ nhân viên. Nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng và những yếu kém trong quản trị rủi ro đã gây ra tình trạng "mất" cán bộ, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút trong các năm 2010-2015. Xuất phát từ lý do trên, tác giả thu thập dữ liệu và phân tích một số nội dung về thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
468 Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại / Đặng Hữu Ngọc // Kế toán & Kiểm toán .- 2019 .- Số 187 .- Tr. 52-55 .- 332.12
Tập trung vào nghiên cứu về các nhân tố chủ yếu tác động đến rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại VN và để có thể hiểu rõ hơn về rủi ro tín dungk, các nhân tố tác động tới rủi ro tín dụng của NHTM nói chung.
469 Tác động của đại dịch covid-19 đến ngành ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị / // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 2-11 .- 332.12
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Bài viết này đánh giá ba tác động chủ yếu của đại dịch Covid-19 đến ngành ngân hàng của Việt Nam: Thu nhập từ lãi giảm do sụt giảm lãi suất huy động và cấp tín dụng; Chất lượng tài sản xấu đi do hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ngưng trệ; Sụt giảm thu nhập từ dịch vụ do gia tăng hỗ trợ khách hàng về phí dịch vụ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị giúp ngành ngân hàng tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, vượt qua khó khăn, phát huy vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần: (i) Trợ giúp trực tiếp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại có hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn; (ii) Bổ sung danh mục các đối tượng được hưởng ưu tiên lãi suất trần liên quan tới đại dịch hoặc biến đổi khí hậu; (iii) Ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Các định chế tài chính cần: (i) Tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới; (ii) Thống nhất “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” tránh lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.
470 Các nhân tố tác động tới thanh khoản ngân hàng thương mại Việt Nam / Đỗ Hoài Linh, Lại Thị Thanh Loan // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 275 .- Tr. 29-38 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu các nhân tố tác động đến thanh khoản ngân hàng thương mại thông qua biến đại diện là tỷ lệ dư nợ/huy động vốn. Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với bộ dữ liệu bảng thu thập từ 20 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2007-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng tài sản và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại đều có tác động nghịch chiều với thanh khoản ngân hàng thương mại. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại có xu hướng sử dụng đòn bẩy vốn cao hơn khi tăng tổng tài sản cũng như khả năng sinh lời, do đó, giảm tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiết kiệm quốc gia và thanh khoản thị trường tài chính ảnh hưởng tích cực giúp các ngân hàng thương mại giảm tỷ lệ đòn bẩy và củng cố thanh khoản; trong khi, CPI tác động ngược chiều tới thanh khoản của ngân hàng thương mại. Do đó, bên cạnh việc kiểm soát của bản thân ngân hàng thương mại, thì các chính sách về khuyến khích tiết kiệm quốc gia, đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính cũng như kiểm soát lạm phát cũng góp phần đảm bảo an toàn thanh khoản ngân hàng thương mại.