CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
451 Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam / Đinh Văn Chức // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 735 .- Tr. 35 - 37 .- 004

Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng được đẩy mạnh.

452 Hoàn thiện hoạt động thanh tra giám sát thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam / Lê Minh Thu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 736 .- Tr. 79 – 81 .- 658

Bài viết nghiên cứu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát.

453 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh / Nguyễn Thị Thúy Loan, Lê Thị Thu Diễm, Tạ Minh Phú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 40-42 .- 658

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Logitic kết hợp với dữ liệu được khảo sát trực tiếp từ 195 khách hàng cá nhân đac và chưa vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam - chi nhánh Trà Vinh, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn. Dựa trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm 7 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân.

454 Rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phương pháp CCA / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 5-30 .- 332.12

Bài viết đo lường rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2007–2018 theo phương pháp CCA (Contingent Claim Approach) và nghiên cứu tác động của các nhân tố đến rủi ro hệ thống. Bằng mô hình tự hồi quy vector dữ liệu bảng (Panel VAR) với phương pháp ước lượng GMM, kết hợp với kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai, nghiên cứu chỉ ra việc gia tăng vốn huy động đột ngột, bùng phát tỷ lệ nợ xấu hay cách quản trị rủi ro hệ thống thiếu hiệu quả đều làm tăng rủi ro hệ thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm ổn định các nhân tố để kiểm soát rủi ro hệ thống, tránh gây những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế.

455 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng Thương mại Việt Nam theo Basel II / Phạm Ngọc Phong, Nguyễn Thị Ánh Ngọc // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 52(62) .- Tr. 32-36 .- 657.833 3

Tập trung đánh giá kết quả thực hiện về hệ số CAD theo Basel II của 10 ngân hàng được chọn thực hiện thí điểm từ năm 2014 đến nay.

456 Quản trị rủi ro ngân hàng: thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đình Tiến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 566 .- Tr. 108-110 .- 332.12

Tình hình thực tế quản trị rủi ro ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; Các giải pháp quản trị rủi ro ngân hàng.

457 Những yếu tố tác động đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Tuyết Nga // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.86 – 88 .- 332.04

Bài viết sử dụng mô hình hồi quy Random-effects(REM) để nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản tại 29 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong gia đoạn 2014-2018 (tương đương 145 quan sát). Kết quả nghiên cứu cho thấy, thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam bị tác động bởi các yếu tố sau: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh toán nhanh. Từ những kết quả đạt được trong nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho các cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai.

458 Kinh nghiệm đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Thanh Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.89 – 91 .- 332.04

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước phát triển mới cả về lượng và chất, tuy nhiên rủi ro thanh khoản vẫn luôn là vấn đề "nóng" đặt ra đối với tất cả các ngân hàng thương mại. Do vậy, bên cạnh việc tự ý thức nâng cao chất lượng thanh khoản, quản lý rủi ro thì việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo khả năng thanh khoản là cần thiết, nhằm góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro nói riêng và đảm bảo sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

459 Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại / Bùi Thị Điệp // Tài chính .- 2020 .- Số 728 .- Tr. 92 - 94 .- 658

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là phù hợp với xu hướng tất yếu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại trong khu vực, trên thế giới nói chung và của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ, việc mở rộng phục vụ nhóm đối tượng là khách hàng các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn nhờ đó giúp ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.

460 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng thương Việt Nam / Vũ Quang Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 64-66 .- 332.12

Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra cách khách hàng cảm nhận và chấp nhận Internet Banking ở Việt Nam. Mô hình mở rộng dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) đã được phát triển nhiều hơn ba cấu trúc đã được thêm vào Mô hình, cụ thể là; Rủi ro cảm nhận (PR), nhận thức tin tưởng (PT) và Sự tín nhiệm ngân hàng (BC). Để kiểm tra thực nghiệm khả năng của các mẫu điều tra dự đoán ý định chấp nhận và sử dụng của khách hàng internet banking, một bảng mẫu điều tra dự đoán ý định chấp nhận và sử dụng của khách hàng internet banking, một bảng câu hỏi đã được phát triển và sử dụng.