CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân hàng Thương mại

  • Duyệt theo:
481 Chất lượng dịch vụ khách hàng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trên địa bàn Hà Nội / Lưu Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Hương Giang // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 136 .- Tr. 39-51 .- 332.12

Tập trung nghiên cứu về chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trên địa bàn Hà Nội. Mô hình chất lượng dịch vụ của Grönroos (1984) được sử dụng làm căn cứ hình thành mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ của Techcombank. Kết quả nghiên cứu 580 khách hàng tại 29 điểm giao dịch bao gồm 11 siêu chi nhánh và 18 chi nhánh chức năng trên địa bàn Hà Nội cho thấy chất lượng dịch vụ của Techcombank chi nhánh Hà Nội được đánh giá rất tốt. Trong đó, chất lượng chức năng (con người) được đánh giá cao nhất là 77%, tiếp đến là chất lượng kỹ thuật (quy trình) là 75%, hình ảnh doanh nghiệp là 69%. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều điểm hạn chế còn tồn tại đòi hỏi ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam cần nghiên cứu và khắc phục.

482 Đo lường mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Anh Tuấn // Ngân hàng .- 2019 .- Số 22 .- Tr. 11-18 .- 332.12

Trình bày tổng quan về đo lường mức độ cạnh tranh; hệ thống ngân hàng thương mại VN; dữ liệu và mô hình nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; Kết luận và kiến nghị.

483 Những xu hướng mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và vấn đề đặt ra với các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Hòa // Ngân hàng .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 92-97 .- 332.12

Những xu hướng mới trong mô hình kinh doanh ngân hàng; Những xu hướng mới trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 10 năm gần đây; Những vấn đề đang đặt ra với các ngân hàng thương mại Việt Nam.

484 Quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần / Phan Phương Nam // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 53 – 57 .- 340

Bài viết tập trung vào các vấn đề: Nhận diện quản trị của ngân hàng thương mại cổ phần; phân tích thực trạng pháp luật quy định về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế các quy định đó và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần.

485 Quản lý rủi ro tín dụng định hướng theo tiêu chuẩn BASELII tại Ngân Hàng Thương Mại cổ Phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên / Tạ Thúy Hằng, Dương Thanh Tình, Mai Thanh Giang // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 80-85 .- 658

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của Ngân hàng Thương mại (NHTM). Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện hội nhập. Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá mức độ đáp ứng các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (VIB Thái Nguyên) theo tiêu chuẩn Basel II. Từ đó, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

486 Mô hình cảnh báo rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân cho các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Văn Huân, Đỗ Năng Thắng // .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 86-92 .- 658

Các nhà kinh tế thường gọi Ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro”. Thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ- tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách hàng gây ra. Vì vậy “rủi ro tín dụng của Ngân hàng không những là cấp số cộng mà có thế là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế". Với vai trò quan trọng như vậy bài báo đề xuất một mô hình cảnh báo rủi ro tín dụng nhằm ước tính xác suất vỡ nợ của các khách hàng cá nhân giúp các ngân hàng thương mại có thể giảm thiểu được rủi ro tín dụng.

487 Tác động của quản trị công ty đến rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Phạm Hoàng Ân // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 20(533) .- Tr. 22-26 .- 332.12

Phân tích tác động của quản trị công ty đến rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, sử dụng dữ liệu thứ cấp của 26 NHTM với 182 quan sát trong giai ddoanj-2017, áp dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng để ước lượng các hệ số hồi quy. Kết quả thực nghiệm cho thấy quy mô hội đồng quản trị, thành viên HĐQT độc lập, thành viên HĐQT là nữ, thành viên HĐQT là người nước ngoài và thành viên HĐQT tham gia điều hành có tác động rủi ro của ngân hàng . Từ đó nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về QTCT thuộc NHTM, đặc biệt là đòi hỏi cấu trúc của HĐQT.

488 Đa dạng hóa thu nhập tác động đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Trang, Hoàng Anh Thư // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 20(533) .- Tr. 27-33 .- 332.12

Phân tích tác động của sự đa dạng hóa thu nhập tác động đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2018. kết quả cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập sẽ giảm rủi ro phá sản cho NHTM, nói cách khác là mức độ đa dạng hóa thu nhập biến thiên nghịch chiều với rủi ro, Tuy nhiên, khi phân tích thu nhập ngoài lãi ra thành từng loại thu nhập như thu nhập từ dịch vụ, từ kinh doanh ngoại hối, từ kinh doanh chứng khoán và góp vốn thì từng loại lại có tác động khác nhau đến rủi ro ngân hàng.

489 Những vấn đề đặt ra trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng / Trần Trọng Triết // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 20(533) .- Tr. 34-39 .- 332.12

Đưa ra một hướng nhìn về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra một số quan điểm về các giải pháp trong quá trình tái cơ cấu nhằm làm lành mạnh hơn hoạt động hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

490 Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt nam : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Gấm // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 21(534) .- Tr. 23-27 .- 332.12

Trình bày lợi ích và khó khăn của hoạt động M&A ngân hàng; Thực trạng hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam; Giải pháp phát triển hoạt động M&A ngân hàng.