CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Cầu
101 Theo dõi lực căng trong kết cấu dây cáp sử dụng cảm biến thông minh dao động và trở kháng / TS. Hồ Đức Duy // Xây dựng .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 30-34 .- 624
Giới thiệu việc ứng dụng các cảm biến thông minh dao động và trở kháng để theo dõi lực căng trong kết cấu dây cáp. Trước tiên, các phương pháp theo dõi và chẩn đoán hư hỏng cho hệ thống dây cáp và vùng neo cáp sử dụng các đáp ứng dao động và trở kháng được trình bày. Tiếp theo, phần cứng và phần mềm cho các cảm biến thông minh dao động và trở kháng được thiết kế. Cuối cùng, tính khả thi của kỹ thuật theo dõi lực căng cáp đã kiến nghị được kiểm chứng bằng thực nghiệm trên một mô hình dây cáp và vùng neo cáp.
102 Ảnh hưởng của thân trụ và bệ cọc đến phân bố nội lực cọc trong móng cọc khoan nhổi của trụ cầu / TS. Lê Bá Khánh, KS, Trần Như Trọng // Xây dựng .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 46-52 .- 624
Khảo sát ảnh hưởng chiều dày bệ cọc đến phân bố nội lực đầu cọc trong móng cọc. Kết cấu trụ cầu được mô hình hóa bằng phần tử khối 3D. Bài báo áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích trạng thái ứng suất biến dạng của trụ cầu.
103 Nghiên cứu biện pháp chống rơi cầu qua khảo sát hậu quả trận động đất Kumamoto ở Nhật Bản / PGS. TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 67-70 .- 624
Thiết bị chống rơi cầu là một thiết bị rất đơn giản, chi phí thấp nhưng nó đã cứu được rất nhiều công trình cầu ở tỉnh Kumamoto không bị sập đổ. Nếu áp dụng triệt để thiết bị chống rơi cầu trong thiết kế công trình cầu ở Việt Nam, sẽ phòng tránh được rủi ro sập đổ cầu có thể xảy ra không chỉ trong động đất mà cả trong quá trình thi công hay khai thác công trình.
104 Sử dụng xi măng nano kết hợp với cốt sợi phân tán để nâng cao tính dẻo trong sữa chữa khe co giãn cầu có xe tải lớn / ThS. Vũ Bá Thành, TS. Bùi Tiến Thành, ThS. Nguyễn Xuân Lam, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long, TS. Lê Bá Anh // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 54-56 .- 624
Đề cập đến việc thêm cốt sợi phân tán vào trong xi măng nano để tăng tính dẻo nhờ khả năng hút năng lượng của cốt sợi thép và giúp cho kết cấu bê tông có ứng xử tốt hơn với các vết nứt bằng cơ chế khâu các vết nứt và truyền ứng suất qua vết nứt, đồng thời sẽ tiến hành một số thí nghiệm với tỷ lệ cốt sợi khác nhau để kiểm tra đặc tính cơ lý trong từng trường hợp để tìm được hàm lượng cốt sợi hợp lý khi thêm vào xi măng nano.
105 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp gia cố kết cấu mố trụ cầu ngập nước trên tuyến đường sắt ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Mạnh Thắng // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 6/2016 .- Tr. 103-105 .- 624
Giới thiệu phương pháp sữa chữa và tăng cường cho kết cấu mố trụ cầu ngập nước bằng ứng dụng vật liệu sợi cường độ cao FRP (Fiber – Reinforced – Polymer) trong bảo vệ kết cấu mố trụ cầu trên tuyến đường sắt ở Việt Nam.
106 Mô hình động lực học tương tác cầu – xe có xét đến độ mấp mô ngẫu nhiên của mặt cầu / Vũ Văn Toản, Đỗ Anh Tú // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 6/2016 .- Tr. 16-21 .- 624
Trình bày mô hình tương tác động lực học giữa xe và cầu được xây dựng dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn có xét đến cấu tạo chi tiết của ô tô và yếu tố mặt cầu mấp mô ngẫu nhiên. Mô hình được kiểm chứng bằng cách so sánh kết quả phân tích lý thuyết với kết quả đo dao động thực tế cầu Đa Phước. Ảnh hưởng của vận tốc xe chạy và mức độ mấp mô ngẫu nhiên của mặt cầu đến hệ số xung kích của cầu dầm giản đơn được khảo sát dựa trên mô hình đã thiết lập.
107 Nâng cao khả năng chịu lực của cầu yếu BTCT bằng giải pháp sử dụng tấm gia cường compoite ứng suất trước / TS. Đặng Việt Đức, PGS. TS. Đăng Gia Nải // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 6-11 .- 624
Hiện nay loại vật liệu composite với những tính năng tiên tiến đã và đang được chú ý áp dụng trong công tác sữa chữa, nâng cấp công trình cầu, đặc biệt đối với cầu yếu bê tông cốt thép ở nước ta. Việc áp dụng công trình tấm compote sẽ mang lại hiệu quả cao trong sữa chữa, tăng cường kết cấu công trình cầu. Để phát huy tối đa các đặc điểm kỹ thuật ưu việt của loại vật liệu composite trong bài viết nhóm tác giả sẽ trình bày giải pháp tạo ứng suất trước cho tấm composite qua đó sẽ tạo thêm ứng suất trước cho kết cấu cầu hệ dầm.
108 Phân tích, lựa chọn công thức xác định sức kháng của cọc ống thép sử dụng trong công trình cầu ở Việt Nam / TS. Đỗ Hữu Thắng, ThS. Nguyễn Thái Khanh // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 79-82 .- 624
Trình bày một số kết quả nghiên cứu xác định công thức tính toán sức chịu tải cọc sử dụng trong công trình cầu ở Việt Nam.
109 Thiết bị thí nghiệm gối cầu tải trọng 6.400 tấn được thiết kế chế tạo trong nước và ứng dụng trong thực tiễn phục vụ ngành giao thông vận tải / ThS. Phạm Đình Nam, TS. Nguyễn Văn Thịnh, PGS. TS. Thái Hà Phi // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số tháng 8/2016 .- Tr. 87-90 .- 624
Giới thiệu về một số tính năng kỹ thuật ưu việt và ứng dụng trong thực tiễn kiểm tra đánh giá phục vụ ngành giao thông vận tải của thiết bị kiểm tra gối cầu tải trọng 6.400 tấn chế tạo tại Việt Nam.
110 Nghiên cứu thiết kế cầu bê tông tính năng siêu cao – UHPFRC với tải trọng HI93 tại khu đô thị và thương mại du lịch Văn Giang (Eco Park) / ThS. Nguyễn Trung Hòa, TS. Trần Bá Việt, TS. Lê Minh Long // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 190-193 .- 624
Trình bày nghiên cứu thiết kế cầu bê tông tính năng siêu cao với tải trọng HL93 trong khu đô thị và thương mại du lịch Văn Giang. Với yêu cầu thiết kế nhịp biên cầu Lb = 9,7 m, nhịp Lg = 15,0 m; bản rộng B = 25,0 m; dầm dọc dùng cáp dự ứng lực chiều cao Hd = 770 mm, chiều rộng bd = 120 mm; chiều dày bản mặt cầu bb = 60 mm; sườn ngang có chiều cao hs = 200 mm, chiều rộng đáy sườn ngang bs = 100 mm. Sử dụng phần mềm Midas – 2011 (Korea) và K – KICT standard for UHPFRC để thiết kế và kiểm toán theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05.