CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nguồn nhân lực--Phát triển
41 Liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực / ThS. Nguyễn Thị Mỹ Lệ // .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 26-29 .- 658.3
Trên cơ sở phản ánh thực trạng nguồn nhân lực, nhu cầu của tổ chức sử dụng lao động và lợi ích của mô hình liên kết nhà trường - doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ mô hình
42 Triển vọng nguồn nhân lực ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 / Võ Thị Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Tr. 98 - 101 .- Tr. 98 - 101 .- 658
Bài viết nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nguồn lực ngành ngân hàng, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.
43 Phát triển nguồn nhân lực giảng viên ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Khắc Linh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 2 (233) .- Tr. 89-98 .- 658
Giới thiệu kinh nghiệm về quản lí, phát triển nguồn nhân lực giảng viên của một số nước có nền giáo dục đại học hiện đại, tiên tiến và những nước có đặc điểm, điều kiện tương đồng với Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
44 Nghiên cứu tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở Sơn La / Nguyễn Thị Minh Nhàn, Bùi Thị Ánh Tuyết // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 140 .- Tr. 2-11 .- 658.3
Xuất phát từ tính đặc thù của nguồn nhân lực y tế (NNLYT) nên sự xuất hiện của Nhà nước với vai trò điều tiết trong phát triển nguồn nhân lực y tế (PTNNLYT) trình độ cao là một tất yếu khách quan. Bộ Chính trị đã nhận định, nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt… có nghĩa là NNLYT cần được ưu tiên quan tâm phát triển. Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cải cách, nhưng quản lý nhà nước (QLNN) về PNNLYT trình độ cao ở Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều bất cập trong tất cả các khía cạnh từ quy hoạch, chính sách; tổ chức quản lý đến kiểm soát PTNNLYT ở cả cấp trung ương và địa phương. Sơn La là một tỉnh Tây Bắc của đất nước với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội địa phương còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ QLNN về y tế năng lực còn cần được bổ sung... Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến QLNN về PTNNLYT trình độ cao ở tỉnh miền núi này. Cần phải làm gì để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về PTNNLYT trình độ cao ở Sơn La? Trả lời câu hỏi này cũng có nghĩa là phân tích mức độ tác động của những yếu tố đến QLNN về PTNNLYT ở Sơn La thời gian qua, làm cơ sở để tìm kiếm các giải pháp phù hợp trên cơ sở nghiên cứu thực chứng.
45 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở địa phương / Nguyễn Thị Minh Nhàn, Bùi Thị Ánh Tuyết // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 139 .- Tr. 13-23 .- 658
Mục tiêu nguồn nhân lực y tế (NNLYT) là bao phủ, năng lực và động lực tạo cơ sở mang lại tính công bằng, hiệu quả và phát triển của hệ thống y tế, từ đó đảm bảo chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Sự xuất hiện của Nhà nước với vai trò điều tiết trong phát triển nguồn nhân lực y tế (PTNNLYT) trình độ cao góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu nêu trên. Nghị quyết số 46/NQ-TW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã nêu rõ nguyên tắc chỉ đạo trong phát triển NNLYT “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt…”. Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cải cách, nhưng quản lý nhà nước (QLNN) về PNNLYT trình độ cao vẫn còn nhiều bất cập trong tất cả các khía cạnh từ quy hoạch, chính sách; tổ chức quản lý đến kiểm soát PTNNLYT ở cả cấp trung ương và địa phương. Làm thế nào để nâng tầm chất lượng QLNN về PTNNLYT trình độ cao ở địa phương? Câu hỏi đặt ra chỉ có thể giải quyết thấu đáo khi nhận diện được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác này một cách có cơ sở khoa học và thực chứng.
46 Nghiên cứu hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Bộ / Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Xuân Hồng // Khoa học Thương mại .- 2020 .- sỐ 137+138 .- Tr. 10-27 .- 658
Nguồn nhân lực du lịch được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, mang Tính quyết định đối với phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia, địa phương, vùng du lịch. Mặc dù đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề phát triển nguồn nhân lực du lịch, tuy nhiên đa số các nghiên cứu hiện có mới chỉ tập trung vào hoạt động chủ yếu là hoạt động ban hành chính sách của cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động đào tạo và phát triển NNLDL về chất lượng hoặc về số lượng, còn ít các nghiên cứu mang tính tổng hợp những hoạt động khác để phát triển NNLDL của địa phương, vùng. Bài viết đánh giá thực trạng nguồn nhân lực du lịch, phân tích và đánh giá các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng TDMNBB giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 và đề xuất những gợi ý phát triển nguồn nhân lực du lịch của các tỉnh vùng TDMNBB giai đoạn 2020 - 2025.
47 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Ngân hàng trước thềm CPTPP / Vũ Thị Hải Anh // Công thương (Điện tử) .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 340-344 .- 658.3
Hiệp định CPTPP được ký kết hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cũng như mang đến nhiều thách thức cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Một trong những thách thức lớn mà các định chế tài chính trong nước phải đối mặt là việc gia tăng mức độ cạnh tranh từ khối các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, bài viết trình bày vắn tắt về Hiệp định CPTPP, thách thức cạnh tranh các ngân hàng trong nước phải đối mặt, cùng với thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng.
48 Giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay / Lê Văn Tuyên // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 80-84 .- 658
Khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với mọi lĩnh vực kinh tế xã hội xét trên phạm vi toàn cầu, đối với từng quốc gia và mỗi doanh nghiệp. Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn lực quan trọng hàng đầu tạo nên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở nước ta đóng góp của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta chưa thật sự phát triển. Bài viết này tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chính nhằm tiếp tục phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay.
49 Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh / Phan Quang Hải, Lê Đông Hải // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 114-119 .- 658
Phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề lớn, đặt ra cho nhiều lĩnh vực khoa học cùng nghiên cứu dưới nhiều góc độ và đối tượng nghiên cứu khác nhau, cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, bài viết đã đề ra yêu cầu chỉ đạo, định hướng phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đi từ nâng cao nhận thức trách nhiệm, thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đến phát huy sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng và phát huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ công chức trong tự học tập, rèn luyện phấn đấu tiến bộ.
50 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam từ nay đến năm 2025 / Lê Xa Vi, Trần Văn Ngọc // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 82-87 .- 658
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tổng chi phí logistisc của Việt Nam năm 2016 là 40,3 tỷ USD, tương đương 20% GDP. Tuy nhiên, đóng góp từ ngành dịch vụ logistics vào GDP chỉ khoảng 2%-3%. Một trong số những hạn chế của ngành này là nguồn nhân lực còn chưa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Bài viết tập trung phân tích về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam từ nay đến năm 2025.