Nghiên cứu tác động đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế trình độ cao ở Sơn La
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nhàn, Bùi Thị Ánh TuyếtTóm tắt:
Xuất phát từ tính đặc thù của nguồn nhân lực y tế (NNLYT) nên sự xuất hiện của Nhà nước với vai trò điều tiết trong phát triển nguồn nhân lực y tế (PTNNLYT) trình độ cao là một tất yếu khách quan. Bộ Chính trị đã nhận định, nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt… có nghĩa là NNLYT cần được ưu tiên quan tâm phát triển. Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cải cách, nhưng quản lý nhà nước (QLNN) về PNNLYT trình độ cao ở Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều bất cập trong tất cả các khía cạnh từ quy hoạch, chính sách; tổ chức quản lý đến kiểm soát PTNNLYT ở cả cấp trung ương và địa phương. Sơn La là một tỉnh Tây Bắc của đất nước với điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội địa phương còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ QLNN về y tế năng lực còn cần được bổ sung... Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến QLNN về PTNNLYT trình độ cao ở tỉnh miền núi này. Cần phải làm gì để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về PTNNLYT trình độ cao ở Sơn La? Trả lời câu hỏi này cũng có nghĩa là phân tích mức độ tác động của những yếu tố đến QLNN về PTNNLYT ở Sơn La thời gian qua, làm cơ sở để tìm kiếm các giải pháp phù hợp trên cơ sở nghiên cứu thực chứng.
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam
- Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp vùng ven biển góp phần tăng trưởng xanh
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thuế tại Cục thuế doanh nghiệp lớn – Tổng cục thuế đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số
- Chia sẻ tri thức xanh, hành vi làm việc xanh dưới tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh
- Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nhân lực hải quan và bài học đối với Việt Nam