CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Số
41 Ảnh hưởng của EVFTA và EVIPA đến kinh tế số Việt Nam / Lương Đình Thành // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 13 - 15 .- 330
Kinh tế số đang trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới. Trải qua 10 năm phát triển, kinh tế số Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn theo sau và tranh thủ sự hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Liên minh Châu Âu. Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư EU – Việt Nam (EVIPA) sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cao hơn trong việc tiếp cận công nghệ của Liên minh Châu Âu. Bài viết đánh giá những ảnh hưởng của EVFTA và EVIPA đến phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới.
42 Quản lý thay đổi trong bối cảnh chuyển đổi số : các mô hình lý thuyết và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam / Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Thanh Hồng // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 14-29 .- 657
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam vững vàng thực hiện các thay đổi liên quan tới chuyển đổi số, thông qua áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này xem xét quá trình phát triển các mô hình quản lý thay đổi được các học giả phát triển từ hơn 20 năm nay. Nghiên cứu làm rõ khả năng áp dụng và giới thiệu bốn mô hình quản lý thay đổi trong chuyển đổi số, bao gồm: (1) mô hình sáu giai đoạn của PricewaterhouseCoopers, (2) mô hình năm giai đoạn của Esser, (3) mô hình ba giai đoạn của Bouée và Schaible và (4) mô hình giải quyết chuyển đổi số của Parviainen và cộng sự. Nghiên cứu cũng xác định rõ các vấn đề cốt lõi cần giải quyết khi quản lý thay đổi trong môi trường chuyển đổi số, bao gồm: (1) xác định vị trí doanh nghiệp, (2) mức độ đồng thuận cao về chuyển đổi số và (3) lựa chọn mô hình quản lý thay đổi phù hợp. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị về lựa chọn mô hình phù hợp cho doanh nghiệp của Việt Nam nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu kép của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
43 Những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2023 .- Số 6(277) .- Tr. 92-108 .- 341.48
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế từ những năm 60 của thế kỉ trước và được duy trì, củng cố theo thời gian. Tuy nhiên, công nghệ số đã làm thay đổi thế giới, biến đổi nền kinh tế của thế giới thành nền kinh tế được vận hành chủ yếu trên cơ sở công nghệ số và dữ liệu số, mang lại nhiều cơ hội, lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Những thay đổi này khiến cho khung khổ pháp lí nói chung và những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng có sự lạc hậu nhất định, cần phải được cập nhật để có thể bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh mới. Bài viết phân tích những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số để thấy rõ hơn sự cần thiết phải thay đổi hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay.
44 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam : thuận lợi, khó khăn và giải pháp / Ngô Thế Chi, Ngô Văn Lượng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 240 .- Tr. 5-8 .- 330
Kinh tế số tạo ra một nền kinh tế quy mô lớn hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời làm thay đổi phương thức sản xuất và cấu trúc của nền kinh tế. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích một vài nét về thực trạng phát triển kinh tế số của Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
45 Thúc đẩy phát triển kinh tế số ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 / Ngô Cẩm Tú // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 240 .- Tr. 33-36 .- 330
Bài viết nghiên cứu thực tế kinh tế số ở Thái Nguyên hiện nay nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số, cũng như khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
46 Độc quyền trong nền kinh tế nền tảng ở Trung Quốc: Thực trạng và giải pháp / Trần Thu Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 4(266) .- Tr. 41-50 .- 330
Phân tích và nhận diện thực trạng độc quyền trong nền kinh tế nền tảng ở Trung Quốc. Nêu lên các biện pháp chống độc quyền của Chính phủ Trung Quốc cũng như một số thách thức mà chính phủ phải đối mặt trong cuộc chiến này.
47 Phát triển kinh tế số : kinh nghiệm của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Ngọc // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 237 .- Tr. 89-92 .- 330
Trung Quốc được đánh giá là quốc gia thành công và đạt được nhiều thành tựu trong việc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Với kinh tế số hiện đứng thứ 2 thế giới, Trung Quốc đã đưa phát triển kinh tế số vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) để xây dựng một Trung Quốc kỹ thuật số. Dự kiến đến năm 2027, kinh tế số sẽ chiếm khoảng một nửa GDP và trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước này. Bài viết trao đổi về những thành tựu của Trung Quốc trong việc phát triển kinh tế số từ đó đưa ra một số bài học cho Việt Nam.
48 Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam / Vũ Văn Thực // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 28 - 32 .- 332.12
Ngày nay, công nghệ số đã và đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Theo đó, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ số có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng danh mục sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho một phạm vi khách hàng rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn. Thời gian qua, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã và đang nỗ lực đổi mới, số hoá các mảng hoạt động để có thể thích nghi với những thay đổi, đồng thời đứng vững dưới áp lực cạnh tranh và làn sóng số hoá ngân hàng. Bài viết sẽ đánh giá khái quát về thực trạng ngân hàng số ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngân hàng số trong thời gian tới.
49 Phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hưng Yên / Trần Tuấn Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr.181-183 .- 330
Phát triển thương mại điện tử là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số tạo nền tảng thuận lợi cho việc ứng dụng mô hình kinh doanh cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử tại địa phương này còn nhiều hạn chế, do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho việc mua-bán, thanh toán qua mạng, vốn đầu tư lớn … Những hạn chế này còn có giải pháp khắc phục trong thời gian tới để thúc đẩy hoạt động kinh tế số ở tỉnh Hưng Yên phát triển ổn định, bền vững.
50 Fintech - từ tài chính cá nhân đến hội nhập kinh té thế giới / Trần Quốc Khánh // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 231 .- Tr. 94-101 .- 332.1
Nghiên cứu này đưa ra những tổng quan về thực trạng Fintech tại Việt Nam, cùng sự tác động của Fintech đến tài chính cá nhân nói riêng và tài chính quốc gia nói chung. Nghiên cứu cũng đưa ra những cơ hội, thách thức và một số kiến nghị trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và công tác đào tạo nguồn nhân lực Fintech, để góp phần phát triển kinh tế Việt Nam sẵn sàng trước thềm hội nhập vào nền kinh tế thế giới.