CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Số
61 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách tài chính cho phát triển kinh tế số / Huỳnh Thế Nguyễn, Phan Thị Hằng Nga // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 103-105 .- 658.15
Các quốc gia trên thế giới khai thác sức mạnh của đổi mới kỹ thuật số không chỉ để tăng trưởng kinh tế, mở rộng sự thịnh vượng, mà còn giải quyết những thách thức xã hội liên quan đến môi trường, sức khỏe cộng đồng giao thông vận tải và các mối quan tấm khác. Tuy nhiên để phù hợp với tốc độ đổi mới kỹ thuật số mà các thị trường khác đạt được, đặc biệt là khu vực quốc tế có mức độ kỹ thuật số phát triển cao, đòi hỏi các chính sách tài chính liên quan đến kỹ thuật số Việt Nam phải hài hòa, thân thiện và phù hợp với khu vực thế giới.
62 Vấn đề đặt ra đối với tuân thủ thuế trong nền kinh tế số / Đinh Công Hiếu // .- 2022 .- Số 785 .- Tr. 6-10 .- 336.2
Trong những năm gần đây sự thay đổi do chuyển đổi số mang lại nhiều cơ hội nhưng đi cùng là không ít thách thức đối với Chính phủ các nước trong việc xây dựng và hoạch định chính sách do chưa theo kịp xu hướng mới của công nghệ và dịch vụ được cung cấp thông qua nền kinh tế số. Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu với các cơ quan thuế phải hướng tới đảm bảo số hóa quá trình thu thuế kiểm tra hiệu quả giám sát tuân thủ của người nộp thuế đảm bảo thu thuế từ các giao dịch kỹ thuật số.
63 Vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) và trí tuệ tăng cường (IA) trong công nghệ nền tảng của kỷ nguyên kỹ thuật số / Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Trung Hiếu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 618 .- Tr. 10 - 12 .- 330
Bài viết đề cập đến vai trò của AI và IA trong nền tảng của công nghệ số và đặc biệt trong kinh tế số, đồng thời chỉ ra những đặc tính khác nhau giữa AI và IA và những điểm chung của chúng. Tầm quan trọng của chúng trong quá trình sản xuất, quản lý, điều hành trong kinh tế đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng sự phát triển của công nghệ AI và IA trên thế giới, khu vực và của Việt Nam hiện nay. Từ đó có những giải pháp và kiến nghị trong chính sách phát triển khoa học và công nghệ hiện nay.
64 Phát triển ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế số tại một số tại một số quốc gia phát triển và bài học đối với Việt Nam / Lê Thị Khánh Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 67-69 .- 003.2
Nghiên cứu này nêu ra thực trạng phát triển ngành công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển bao gồm Hoa Kỳ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp phát triển ứng dụng công nghệ số trong nền kinh tế Việt Nam bao gồm thúc đẩy các phương pháp đào tạo và đánh giá sáng tạo, hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức nước ngoài trong việc thúc đẩy các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực số, xây dựng nền giáo dục của nền kinh tế số và xã hội số.
65 Tác động của kinh tế số tới quản trị doanh nghiệp và kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo / Nguyễn Hồng Hạnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr. 84-86 .- 658
Bài viết phân tích tác động của kinh tế số tới quản trị doanh nghiệp và đề xuất những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế số.
66 Thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế số, doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam / Lê Thị Khánh Linh, Trần Đức Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr. 7-9 .- 330
Bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên cách mạng kỹ thuật số. Vì vậy, kinh tế số vừa là đặc trưng, vừa là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia. Về khái niệm, tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song đa số đều thống nhất rằng, kinh tế số là nền kinh tế tiến bộ, hoạt động kinh tế, tài chính ... trong hệ thống mạng lưới sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường toàn cầu được thực hiện trên nền tảng khoa học - công nghệ hiện đại.
67 Một số giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm tiếp theo / Nguyễn Thị Kim Dung // .- 2022 .- Số 616 .- Tr. 96 - 98 .- 658
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Với Việt Nam, phát triển kinh tế số là cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển.
68 Quản trị tri thức của sinh viên trong các trường đại học trong bối cảnh kinh tế số / Đỗ Anh Đức, Lê Anh Đức // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 301 .- Tr. 83-92 .- 658
Bài viết này đã hệ thống được các lý thuyết về tri thức và quản trị tri thức để xây dựng được mô hình quản trị tri thức của sinh viên trong các trường đại học gồm 4 nhân tố: chia sẻ tri thức, thu thập tri thức, sáng tạo tri thức, ứng dụng tri thức. Kết quả khảo sát 351 sinh viên được phân tích bằng phần mềm SmartPLS để đánh giá và kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba trên bốn giả thuyết đã được ủng hộ, trong đó ứng dụng tri thức là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quản trị tri thức. Các giải pháp để nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của quản trị tri thức đối với sinh viên Việt Nam được đề xuất trên cơ sở kết quả nghiên cứu.
69 Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong nền kinh tế số : thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện / Trần Linh Huân, Bạch Ngọc Vân // .- 2022 .- Số 16 .- Tr. 18-24 .- 343
Bài viết tập trung nghiên cứu , phân tích, đánh giá những vấn đề thực trạng bất cập trong quy định và thực thi pháp luật điều chỉnh về phòng, chống rửa tiền trong nền kinh tế số; từ đó, đưa ra một số đề xuất kiến nghị.
70 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam và hàm ý chính sách / Trần Văn Kiên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 778 .- Tr. 52-54 .- 330
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách n hằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong thời gian tới.