CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Số

  • Duyệt theo:
31 Công nghệ số và năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam: Mô hình đánh giá và kết quả / Đặng Thị Việt Đức, Đặng Phong Nguyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 42-57 .- 658

Kết quả ước lượng cho thấy, ứng dụng công nghệ số thể hiện qua các năm nhóm về sử dụng phần mềm và hệ thống thông tin chuyên sâu, tổ chức ứng dụng công nghệ số, kỹ năng công nghệ số của nhân viên, ứng dụng công nghệ số tiên tiến, bảo mật thông tin công nghệ số, có tác động tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động của ứng dụng công nghệ số tới năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên qua thời gian từ năm 2018 tới năm 2020. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác tận dụng tốt hơn công nghệ số phục vụ mục đích kinh doanh.

32 Quyền làm việc của người khuyết tật trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Trần Thị Thúy Lâm // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 66-76 .- 340

Là nhóm xã hội dễ bị tổn thương, người khuyết tật cần được nhà nước và các chủ thể khác bảo đảm quyền bình đẳng về cơ hội thụ hưở ng tất cả các quyền con người, trong đó có quyền làm việc. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số hiện nay đã đặt ra yêu cầu bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật ở Việt Nam có những thay đổi mới . Nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện và sự giảm dần của các nghề nghiệp cũng như cách tuyển dụng truyền thống có thể tạo ra nguy cơ không có việc làm đối với mọi người và càng trở thành vấn đề thách thức hơn đối với người khuyết tật. Nhận diện người khuyết tật là lực lượng lao động quan trọng và thành phần không thể thiếu của nền kinh tế, bài viết phân tích những thuận lợi, thách thức và đưa ra một số giải pháp trong việc bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật trong bối cảnh phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay.

33 Phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam / Đinh Thị Thu Hương, Ngô Thị Hoài Linh // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 82-84 .- 332

Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 10-20% liên tục từ năm 2016 đến nay. Không chỉ đóng góp ngày càng lớn vào GDP, kinh tế số của Trung Quốc đã trở thành một động lực mới, làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những cú sốc từ bên ngoài. Bài viết trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế số ở Trung Quốc và bài học cho Việt Nam trong bối cảnh xác định kinh tế số sẽ là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế trong thời gian tới.

34 Nguy cơ gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong kinh tế số: Cơ chế và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoài Thu // .- 2023 .- K1 - Số 251 - Tháng 11 .- Tr. 22-27 .- 657

Bài viết này phân tích một số cơ chế dẫn đến gia tăng bất bình đẳng trong kinh tế số, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của chuyển đổi số đến bất bình đẳng ở Việt Nam.

35 Phát triển nguồn nhân lực số để đáp ứng yêu cầu của kinh tế số ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Đức Toàn // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 10-14 .- 658

Bài viết tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực số, phân tích thực trạng nguồn nhân lực số ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực số ở nước ta trong thời gian tới.

36 Phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 46-48 .- 330

Phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, vấn đề môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chính sách thuế bảo vệ môi trường được xác định là một công cụ kinh tế hiệu quả. Thời gian qua, thuế bảo vệ môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

37 Các cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số ở Lào / Trương Duy Hòa // .- 2023 .- Số 9 (282) - Tháng 9 .- Tr. 23-32 .- 330

Phân tích các cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế số ở Lào. Từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách trong hợp tác phát triển kinh tế số ở Lào giữa Việt Nam và Lào trong những năm tới đây.

38 Những thay đổi về nguồn nhân lực ngân hàng trong nền kinh tế số và một số kiến nghị / Trần Thị Ái Diễm // .- 2023 .- Sô 18 (627) .- Tr. 64-71 .- 330

Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích những thay đổi về nguồn nhân lực ngân hàng trong nền kinh tế số và đưa ra một số khuyến nghị cho ngân hàng nhằm phát triển đội ngũ nhân lực trong nền kinh tế số.

39 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị chính sách / Đỗ Lâm Hoàng Trang // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 5 - 8 .- 332

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đã chỉ ra khát vọng của Việt Nam là gia nhập nhóm các nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, đứng trong nhóm 50 quốc gia đi đầu về phát triển công nghệ thông tin từ năm 2025. Kinh tế số đang được xem là một trong những động lực quan trọng nhất để Việt Nam thực hiện khát vọng hùng cường, thịnh vượng cũng như chìa khóa quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu trên. Bài viết trao đổi về thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong thời gian tới.

40 Để kinh tế số là động lực tăng trưởng của Tp. Hồ Chí Minh / Bùi Thị Hoàng Lan // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 211-213 .- 330

Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số được xác định là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. Không nằm ngoài xu thế đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, quá trình này cũng đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là khó khăn về cơ chế chính sách, tài chính, nguồn nhân lực số… Bài viết phân tích bức tranh phát triển kinh tế số ở TP. Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra giải pháp đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng của Thành phố trong tương lai.