CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế Số

  • Duyệt theo:
21 Hoàn thiện chất lượng báo cáo tài chính trong bối cảnh kinh tế số / Bùi Đan Thanh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 118-121 .- 332

Thông qua dữ liệu từ 23 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2022, bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tỷ lệ vốn ngoại làm tăng rủi ro của các ngân hàng thương mại. Điều này hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách cần có những chính sách chặt chẽ hơn đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng trước khi xem xét tăng trần tỷ lệ vốn ngoại tại các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện quy mô ngân hàng có xu hướng làm giảm sự lành mạnh của các ngân hàng thương mại, trong khi các yếu tố khác bao gồm tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động không rõ nét. Đối với các yếu tố vĩ mô thì tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện sự ổn định của hệ thống trong khi lạm phát có tác động tương đối mờ nhạt đối với rủi ro ngân hàng.

22 Mô hình marketing mới trong nền kinh tế số và giải pháp cho doanh nghiệp phát triển bền vững / Thái Thị Huệ // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 104 - 106 .- 658

Bài viết này giới thiệu, phân tích 03 mô hình marketing mới được giáo sư Philip Kotler và các cộng sự đề xuất. Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp ứng dụng mô hình marketing 4.0 hướng tới phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.

23 Xây dựng hệ sinh thái số thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thu Hà // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 89-92 .- 658

Chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và mức độ ngày càng quyết liệt. Việc xây dựng, hình thành và phát huy vai trò của một hệ sinh thái số phù hợp có ý nghĩa quan trọng, bởi mỗi chủ thể tham gia quá trình này không thể hoạt động một cách biệt lập mà phải có sự tương tác chặt chẽ với nhau. Những giải pháp thích hợp phải được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có liên quan sẽ thúc đẩy quá trình trên diễn ra một cách kịp thời theo đúng yêu cầu.

24 Hoàn thiện chất lượng báo cáo tài chính trong bối cảnh kinh tế số / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 98-100 .- 332

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Doanh nghiệp cần phát triển theo hướng gia tăng áp dụng công nghệ tài chính nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và giảm thiểu rủi ro, sai sót trong quản trị. Việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng cần gắn với thúc đẩy phát triển bền vững về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), gia tăng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng.

25 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Võ Mai Trang // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 93-96 .- 658

Bài viết này tập trung phân tích và đánh giá kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhằm gợi ý một số cơ chế chính sách, góp phần đưa hạ tầng số của Việt Nam phát triển cùng nhịp với các nước phát triển trên thế giới, trở thành động lực phát triển nền kinh tế số.

26 Tư vấn, đo lường sự phát triển của kinh tế số trong xây dựng / Trần Ngọc Phú, Cao Quang Hưng // .- 2024 .- Tháng 4 .- Tr. 110-113 .- 690

Trình bày những ý kiến tư vấn và bộ chỉ tiêu kinh tế số chung, bộ chỉ tiêu kinh tế số trong xây dựng và phương pháp đo lường phát triển của kinh tế số trong xây dựng.

27 Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Nguyễn Thúy Hải // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 27-30 .- 330

Kinh tế số ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế khi được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Việc xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ cao chất lượng cuộc sống của người dân trên khắp thế giới. Việt Nam cũng đã hòa nhịp vào xu thế đó. Bài viết này khái quát về kinh tế số, giới thiệu về nền kinh tế số của một số nước trên thế giới, từ đó nêu lên cơ hội và thách thức tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

28 Nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy các nguồn lực trong nền kinh tế số / Phan Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Kim Quyên // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 31-34 .- 330

Đổi mới công nghệ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Khung pháp lý tạo nên sự rõ ràng, lợi ích và công bằng cho người dân gắn liền với sự phát triển xã hội. Bài viết khẳng định sự phát triển của kinh tế số và đổi mới khoa học công nghệ có vai trò tích cực trong nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời chứng minh vai trò trung gian của đổi mới công nghệ trong quá trình phát huy tối đa các nguồn lực.

29 Kinh tế số Việt Nam: Tổng quan, tiềm năng phát triển và hàm ý chính sách / Lê Sĩ Đồng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 116-128 .- 330

Bài viết nghiên cứu tổng quan thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển cũng như các giải pháp phát triển KTS Việt Nam dựa trên: (i) Việc phân loại khái niệm KTS theo các phạm vi: KTS lõi, KTS theo nghĩa hẹp, KTS theo nghĩa rộng. Việc phân loại này cho thấy vai trò, sự tương tác giữa các thành phần công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 với các mô hình kinh tế trong các lĩnh vực KTS; (ii) Xu hướng phát triển KTS từ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số; và (iii) Các đặc trưng đánh giá tiềm năng cũng như một số phương pháp đo giá trị của KTS để đánh giá sự phát triển KTS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho tới nay, KTS Việt Nam phát triển mạnh phần lớn nhờ sự phát triển của lĩnh vực Công nghiệp kỹ thuật số (ICT) và Thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, ngoài ICT và TMĐT, tiềm năng phát triển KTS Việt Nam sẽ còn rất lớn nhờ sự phát triển của KTS ngành, lĩnh vực và từ kết quả của quá trình chuyển đổi số.

30 Phát triển kinh tế số và tác động đễn phát triển Kinh tế - Xã hội ở Trung Quốc / Nguyễn Mai Đức // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 3-14 .- 330

Thông qua các số liệu kinh tế và tình hình xã hội thực tế những năm gần đây tại Trung Quốc để phân tích tác động của kinh tế số đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đời sống Trung Quốc.