CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế Số
51 Fintech - từ tài chính cá nhân đến hội nhập kinh té thế giới / Trần Quốc Khánh // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 231 .- Tr. 94-101 .- 332.1
Nghiên cứu này đưa ra những tổng quan về thực trạng Fintech tại Việt Nam, cùng sự tác động của Fintech đến tài chính cá nhân nói riêng và tài chính quốc gia nói chung. Nghiên cứu cũng đưa ra những cơ hội, thách thức và một số kiến nghị trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và công tác đào tạo nguồn nhân lực Fintech, để góp phần phát triển kinh tế Việt Nam sẵn sàng trước thềm hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
52 Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam / Ngô Đức Tiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 1(234) .- Tr. 60-64 .- 332.12
Bài viết đã đưa ra những nhận định về phát triển kinh tế số đến kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, cũng như đề xuất các khuyến nghị nhằm tạo nền tảng để ngân hàng số có thể phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong tương lai gần.
53 Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực / Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Huân, Trương Thị Việt Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 1(234) .- Tr. 76-81 .- 658
Nghiên cứu thực hiện phân tích và đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại một số trường đại học vùng TDMNPB, làm rõ các nội dung hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp vùng TDMNPB. Từ đó, đề xuất quy trình gắn kết hoạt động đào tạo với quá trình sử dụng lao động tại doanh nghiệp để tối ưu hóa và rút ngắn khoảng cách giữa nhà cung ứng (trường đại học) với doanh nghiệp sử dụng lao động, để sản phẩm đào tạo tại các Nhà trường đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và đòi hỏi của thị trường lao động.
54 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa / Đoàn Thị Cẩm Thư // Ngân hàng .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 10-15 .- 330
Đi cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng nhanh chóng, sâu rộng và những tiến bộ vượt bậc từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), yêu cầu đặt ra cho mỗi quốc gia là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Tại Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Nhà nước chủ trương tiến hành từ cuối thế kỷ XX cho đến nay. Quá trình này nhằm chuyển đổi từ nền sản xuất và xã hội ở trình độ nông nghiệp lạc hậu, tiến tới xã hội có trình độ công nghiệp với việc sử dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại và văn minh. Do đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế số là bước đi tất yếu của Việt Nam. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để nêu rõ thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
55 Phát triển nguồn nhân lực nữ trong ngành ngân hàng Việt Nam trước tác động của nền kinh tế số / Nguyễn Lan Anh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 34 - 40 .- 658
Bài viết phân tích những lợi thế của lao động nữ so với lao động nam, đồng thời đưa ra đề xuất nhằm phát huy năng lực của nguồn nhân lực nữ đang làm việc tại các ngân hàng. Từ đó, tác giả đi đến kết luận nhân lực nữ chất lượng cao là đối tượng rất dễ thích nghi với thời đại số và sẽ có những đóng góp lớn cho ngành tài chính ngân hàng trong tương lai.
56 Ứng dụng kinh tế số : thời cơ và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam / Đỗ Thế Dương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 623 .- Tr. 46 - 48 .- 658
Bài viết khái quát về kinh tế số và nền kinh tế số ở Việt Nam đồng thời xác định rõ những khó khăn, thách thức đối với sự phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam thời gian tới.
57 Các mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp trong nền kinh tế số / Bùi Thu Trang // .- 2022 .- Số 623 .- Tr. 73 - 75 .- 658
Bài viết tiếp cận, giới thiệu một số mô hình kinh doanh mới điển hình trong phát triển kinh tế số gồm: thương mại điện tử, cửa hàng ứng dụng, quảng cáo trực tuyến, điện toán đám mây, kinh doanh trên các nền tảng số, giao dịch trực tuyến và các dịch vụ thanh toán trực tuyến.
58 Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam / Lê Phương Hòa, Phan Cao Quang Anh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 765 .- Tr. 14-17 .- 330
Việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi hoạt động của nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn, tối ưu hơn đã hình thành một nền kinh tế số không biên giới, mang lại giá trị cao. Đây cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh công nghiệp phát triển đến giai đoạn 4.0 và các mô hình kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô lớn hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, mà còn khiến cho các nền kinh tế thay đổi phương thức sản xuất và cấu trúc. Do đó, cần phải có những giải pháp chiến lược thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế số ở Việt Nam.
59 Phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong bối cảnh mới / Đoàn Thục Quyên // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 75-78 .- 330
Chuyển đổi kinh tế số là xu hướng tất yếu trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Không nằm ngoài xu thế đó, những năm qua, Việt Nam đã có những nỗ lực, hành động thiết thực để đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Phát triển kinh tế số tại Việt Nam bước đầu mang lại nhiều kết quả thiết thực, tuy nhiên, yêu cầu thực tiễn cũng đặt ra một số vấn đề tồn tại, đòi hỏi Việt Nam cần có sự quyết tâm cũng như những giải pháp hữu ích.
60 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách tài chính cho phát triển kinh tế số / Huỳnh Thế Nguyễn, Phan Thị Hằng Nga // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 103-105 .- 658.15
Các quốc gia trên thế giới khai thác sức mạnh của đổi mới kỹ thuật số không chỉ để tăng trưởng kinh tế, mở rộng sự thịnh vượng, mà còn giải quyết những thách thức xã hội liên quan đến môi trường, sức khỏe cộng đồng giao thông vận tải và các mối quan tấm khác. Tuy nhiên để phù hợp với tốc độ đổi mới kỹ thuật số mà các thị trường khác đạt được, đặc biệt là khu vực quốc tế có mức độ kỹ thuật số phát triển cao, đòi hỏi các chính sách tài chính liên quan đến kỹ thuật số Việt Nam phải hài hòa, thân thiện và phù hợp với khu vực thế giới.