Vai trò của học vấn với năng suất lao động bình quân trên một giờ lao động: Nghiên cứu được thực hiện từ các quốc gia Asean
Tác giả: Trần Văn QuyếtTóm tắt:
Đánh giá và phân tích tầm quan trọng của trình độ học vấn trong việc nâng cao năng suất lao động dựa trên dữ liệu bảng từ năm 1970 đến 2015 ở 6 quốc gia ASEAN. Nghiên cứu cho thấy tăng trưởng năng suất lao động có xu hướng chậm lại của các nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình trong khu vực ASEAN là trở ngại lớn nhất cho những quốc gia này để đạt được mức phát triển kinh tế cao hơn trong dài hạn, đặc biệt ở các quốc gia có mức thu thập trung bình thấp. Kết quả phân tích chỉ ra rằng trình độ học vấn không chỉ có ý nghĩa lớn trong tăng năng suất lao động mà còn có tác động to lớn trong việc kích thích tác động của thương mại đến năng suất lao động. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động phụ thuộc lớn vào trình độ học vấn. Các quốc gia có trình độ học vấn cao sẽ kích thích tác động của FDI đến tăng năng suất lao động, các quốc gia có trình độ học vấn thấp sẽ làm giảm tác động của FDI đến năng suất lao động.
- Ràng buộc tài chính và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
- Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam
- Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam qua hoạt động đổi mới sáng tạo
- Ảnh hưởng của xuất khẩu, mức độ sử dụng vốn kinh doanh đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam