Phân rã tăng trưởng năng suất lao động của các nước đang phát triển giai đoạn từ năm 2000 – 2019 theo góc độ so sánh
Tác giả: Bùi Thùy Linh, Hồ Đình BảoTóm tắt:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Shift Share Analysis (SSA) để đánh giá đóng góp của các phần: thay đổi năng suất lao động ngành và thay đổi tỷ trọng lao động ngành vào tăng trưởng năng suất lao động của 22 nước đang phát triển giai đoạn 2000- 2019. Kết quả cho thấy cơ cấu lao động các nước có sự thay đổi tích cực, lao động chuyển từ ngành nông- lâm- thủy sản sang dịch vụ và một phần sang công nghiệp- xây dựng với các nước tăng trưởng năng suất lao động cao. Công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao nhất. Ở các nước tăng trưởng cao, hiệu ứng nội ngành giữ vai trò nòng cốt, hiệu ứng cơ cấu như một bệ đỡ cho tăng trưởng. Tăng trưởng do đóng góp chủ yếu của ngành dịch vụ rồi đến công nghiệp- xây dựng. Ở nước tăng trưởng thấp, chuyển dịch cơ cấu là động lực chính, nhưng vai trò quá nhỏ, không thể bù đắp sự suy giảm mạnh mẽ của năng suất lao động nội ngành.
- Tác động của chuyển đổi số đến năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam
- Mối liên kết giữa phát triển công nghiệp và tính bền vững môi trường : bằng chứng từ các nước ASEAN
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các năng lực đến năng suất lao động của công nhân xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội
- Ràng buộc tài chính và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
- Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam