CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Năng suất lao động

  • Duyệt theo:
1 Ràng buộc tài chính và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam / Phùng Mai Lan // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 149-151 .- 332

Nghiên cứu này xem xét tác động của ràng buộc tài chính tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam. Kết quả cho thấy, doanh nghiệp càng gặp phải vấn đề ràng buộc tài chính thì năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp càng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lan tỏa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hoạt động xuất khẩu và mức độ chuyên môn hóa cao cũng có ảnh hưởng tích cực tới năng suất năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp trong khi mức độ trang bị vốn trên lao động lại có ảnh hưởng tiêu cực.

2 Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 218-220 .- 330

Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Tăng năng suất lao động đối với tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới trở nên quan trọng hơn khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên trở nên khan hiếm, nguồn lao động đang bị ảnh hưởng do xu thế già hóa dân số trong tương lai.

3 Giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ / Trần Thị Ngát, Hà Thị Hương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 64-66 .- 658

Đối với doanh nghiệp sản xuất theo phương thức gia công thuần túy thì con đường duy nhất để sản xuất có hiệu quả là tăng năng suất, chất lượng do đó phải nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng tổ sản xuất. Vì tổ trưởng tổ sản xuất may là người trực tiếp quản lý tại chuyền may, chịu trách nhiệm về năng suất và chất lượng, số lượng thành phẩm khi nhập kho; là người đứng đầu điều hành, chỉ huy một nhóm công nhân thực hiện các giai đoạn công nghệ may trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng quản trị năng suất cho đội ngũ tổ trưởng chuyền may tại Trung tâm sản xuất - Dịch vụ (TTSXDV).

4 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam qua hoạt động đổi mới sáng tạo / Vương Quốc Thắng // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 96 - 100 .- 332

Mặc dù, loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Đất nước, nhưng khu vực doanh nghiệp này hiện nay vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: nguồn vốn ít, trình độ quản lý thấp, lao động thủ công, sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

5 Ảnh hưởng của xuất khẩu, mức độ sử dụng vốn kinh doanh đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam / Võ Văn Dứt // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 13 - 23 .- 658

Nghiên cứu xem xét tác động của xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn đến năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam thông qua lý thuyết học hỏi thông qua xuất khẩu và tăng trưởng tân cổ điển. Sử dụng dữ liệu trích từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Tổng cục Thống kê, kết hợp với mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, nghiên cứu kiểm định các giả thuyết xuất khẩu và mức độ sử dụng vốn ảnh hưởng thuận chiều đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy, các giả thuyết được ủng hộ hoàn toàn với sự kiểm soát các nhân tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp và người lao động.

6 Công nghệ số và năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam: Mô hình đánh giá và kết quả / Đặng Thị Việt Đức, Đặng Phong Nguyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 42-57 .- 658

Kết quả ước lượng cho thấy, ứng dụng công nghệ số thể hiện qua các năm nhóm về sử dụng phần mềm và hệ thống thông tin chuyên sâu, tổ chức ứng dụng công nghệ số, kỹ năng công nghệ số của nhân viên, ứng dụng công nghệ số tiên tiến, bảo mật thông tin công nghệ số, có tác động tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tác động của ứng dụng công nghệ số tới năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên qua thời gian từ năm 2018 tới năm 2020. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác tận dụng tốt hơn công nghệ số phục vụ mục đích kinh doanh.

7 Giải pháp nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam / Cảnh Chí Hoàng, Trần Thiên Kỷ // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 49-52 .- 658

Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 vừa được công bố đầu năm 2023 cho thấy, trong những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam có bước tiến bộ, chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã có nhiều cải thiện cả về giá trị và tốc độ. Lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm qua. Bài viết đánh giá năng suất lao động của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới.

8 Năng suất lao động việt nam nhìn từ góc độ chuyển dịch lao động / Trần Văn Hưng, Trần Việt Anh // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 54 - 57 .- 332

Thời gian vừa qua, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năng suất lao động, nhưng có sự biến động khác nhau trong mỗi giai đoạn. Bài viết đánh giá tăng năng suất lao động nhìn từ góc độ chuyển dịch lao động và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian tới.

9 Nâng cao năng suất lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững / Nguyễn Thị Mị Dung // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 48 - 50 .- 332

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để nâng cao năng suất lao động đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ngày 8/11/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động.

10 Hiệu quả và năng suất tổng hợp của khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 / Hồ Quốc Thông // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 23-35 .- 330

Bài báo sử dụng dữ liệu từ niên giám thống kê cấp tỉnh và phương pháp đo lường năng suất tổng hợp Färe-Primont, hiệu quả nguồn lực và phân tác các thành phần của năng suất tổng hợp. Kết quả chính cho thấy sự sụt giảm đà tăng trưởng năng suất tổng hợp và tăng trưởng kinh tế của ĐNB trong những năm từ 2016 đến 2021. Sự khác biệt giữa các tỉnh/ thành về vấn đề tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng là rất rõ ràng. Dư địa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực là khá lớn, và có thể tăng GRDP của toàn vùng khoảng 10%, tương đương 180 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Kết quả cũng minh chứng về sự tác động của dịch bệnh và khó khăn khác trên thế giới tạo nên tác động kép tiêu cực tới xu thế giảm sút về tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất tổng hợp và tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực.