CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
41 Đặc điểm thể loại diễn ngôn quảng cáo tiếng Anh / Nguyễn Thanh Dương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 1(335) .- Tr. 58-66 .- 400

Tìm hiểu về đặc điểm thể loại trong các diễn ngôn quảng cáo tiếng Anh, cụ thể là trong các diễn ngôn quảng cáo sách, hàng tiêu dùng và du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của 12 bước thoại trong cả ba loại diễn ngôn quảng cáo. Ngoài ra, bài viết cũng tìm hiểu về đặc điểm bố cục của các loại hình diễn ngôn quảng cáo đề cập ở trên.

42 Tiếng lóng Tiếng Anh trên internet và những ảnh hưởng đến thói quen giao tiếp của người Việt / Nguyễn Thị Thanh Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 65-76 .- 400

Tiếng lóng tiếng Anh trên Internet là một trong những biểu hiện của sự thay đổi trong thói quen giao tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu về tốc độ cũng như phương thức trao đổi và xử lý số lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn nhất trong môi trường sống bận rộn.

43 Ẩn dụ ý niệm trong thuật ngữ về doanh nghiệp trong tiếng Anh và tiếng Việt / Nguyễn Thị Thúy Hạnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 2(336) .- Tr. 89-95 .- 400

Tìm hiểu phương thức hình thành thuật ngữ về doanh nghiệp dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Với ngữ liệu là 496 thuật ngữ tiếng Anh và 496 thuật ngữ tiếng Việt, nghiên cứu đã tìm ra các mô hình ẩn dụ ý niệm trong cấu tạo thuật ngữ: Doanh nghiệp là công trình xây dựng, doanh nghiệp là con người, và doanh nghiệp là cây.

44 Nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên Học viện Tài chính / Phạm Thị Thu, Vũ Lê Anh // .- 2022 .- Số 8(229) .- Tr. 90-93 .- 658

Học ngoại ngữ là để hiểu người nước ngoài muốn truyền đạt cái gì và để chuyển thể ngôn ngữ mẹ đẻ sang một ngoại ngữ khác để người nước ngoài có thể hiểu. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra thực trạng khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên kinh tế hiện nay nói chung và sinh viên Học viện Tài chính nói riêng, từ đó có giải pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên được xem là vấn đề bức thiết để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nhà trường.

45 Ở đây có bán cá tươi : từ tri nhận văn hóa đến việc vận dụng ngôn ngữ trong biểu hiệu – quảng cáo tiếng Anh và tiếng Việt / Phạm Ngọc Trường Linh // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 4(278) .- Tr. 23-32 .- 400

Trình bày tóm lược khung lí thuyết tri nhận văn hóa và ý niệm hóa văn hóa theo quan điểm của Sharifian làm cơ sở lý luận để lí giải một số hiện tượng tri nhận liên quan đến “sự đối lập”, “địa điểm hiện tại” và “hành động trưng bày” trong biểu hiệu – quảng cáo tiếng Anh Mỹ và tiếng Việt.

46 Miền nguồn hành trình trong các ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ / Nguyễn Xuân Hồng // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 4(278) .- Tr. 3-13 .- 400

Khái quát việc triển khai ý niệm trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và diễn ngôn chính trị tiếng Anh Mỹ dựa vào miền nguồn hành trình đồng thời tiến hành so sánh các biểu thức ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong diễn ngôn chính trị của hai ngôn ngữ dựa vào miền nguồn này.

47 Việc sử dụng và chức năng của các dấu hiệu diễn ngôn trong các bài nói tiếng Anh của sinh viên Việt Nam / Phan Thị Ngọc Lệ // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 8(329) .- Tr. 73-81 .- 420

Bài viết phân tích 50 bản thu âm nói của sinh viên hai lớp tiếng Anh CLC1 tại Trường đại học Ngoại ngữ, đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu sẽ giúp cho sinh viên có được nhận thức về cách sử dụng và chức năng của các dấu hiệu diễn ngôn, thấy được tầm quan trọng và ảnh hưởng của các dấu hiệu diễn ngôn đến chất lượng bài nói, từ đó nâng cao được kĩ năng nói nói riêng và khả năng sử dụng tiếng Anh nói chung.

48 Một số hoạt động giúp sinh viên luyện tập câu bị động tiếng Anh / Nguyễn Thị Thu Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 8(329) .- Tr. 98-104 .- 420

Bài viết đề xuất một số hoạt động nhằm giúp cho việc dạy và luyện tập câu bị động trở nên thú vị và dễ dàng hơn cho sinh viên, góp phần làm cho việc dạy và học câu bị động đạt được hiệu quả cao hơn.

49 Tăng cường khả năng nghe hiểu Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ bằng phương pháp nghe mở rộng / Vũ Ngọc Mai // Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2020 .- tập 4, số 1 .- Tr. 65-75 .- 428

Cùng việc sử dụng Internet trong dạy và học ngoại ngữ đang phổ biến, tác giả áp dụng phương pháp nghe mở rộng cho sinh viên năm nhất không chuyên ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng cho sinh viên xem các video clips ngoài giờ lên lớp để cải thiện kỹ năng nghe là rất hiệu quả, sinh viên cảm thấy rất hứng thú trong khi học kỹ năng nghe.

50 Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng Tiếng Anh / Trương Khánh Mỹ // .- 2020 .- tập 4, số 1 .- Tr. 76-93 .- 428

Bài nghiên cứu này trình bày một số dữ liệu thực nghiệm về thái độ và nhận thức của 56 sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, cần có sự thay đổi cần thiết trong chương trình giảng dạy cũng như trong bản thân mỗi giảng viên để giúp sinh viên nhận thức và xóa dần những định kiến về giọng không phải bản ngữ.