CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách
121 Một số gợi ý chính sách đa dạng hóa các nguồn tài chính đối với phát triển đào tạo ở các trường đại học công lập hiện nay / Mai Ngọc Cường, Trần Thị Thanh Nga // Kinh tế và phát triển .- 2015 .- Số 221 tháng 11 .- Tr. 22-26 .- 332.1
Bài viết chỉ ra (i) đa dạng hóa các nguồn tài chính là xu hướng tất yếu; (ii) do tỷ lệ nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước ngày càng giảm xuống, tỷ lệ nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước ngày càng tăng cho phép Nhà nước có thể bỏ khoản đầu tư thường xuyên từ ngân sách nhà nước đối với tất cả các trường công lập và điều này vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học, vừa đảm bảo sự công bằng giữa các trường công; (iii) chuyển khoản tài chính cấp cho chi thường xuyên sang cấp cho chi không thường xuyên, cho chương trình mục tiêu và đầu tư xây dựng cơ bản; (iv) Nhà nước chuyển từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính, bao cấp, xin - cho sang trao quyền tự quyết cho các trường đại học trong hoạt động chuyên môn cũng như tổ chức cán bộ; (v) xây dựng môi trường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp để tạo thị trường dịch vụ khoa học - đào tạo; vi) các trường cần có chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao.
122 Giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển thủy sản / Ths. Võ Thị Hoàng Nhi và Ths. Nguyễn Thị Phúc Hậu // Thị trường Tài chính Tiền tệ .- 2015 .- Số 13 (430) tháng 7 .- Tr. 31-35 .- 332.12
Thực trạng triển khai các chính sách có liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của ngân Nhà nước về hỗ trợ ngành thủy sản và giải pháp đẩy mạnh cho vay nhằm phát triển ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
123 Bẫy thu nhập trung bình tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Kenichi Ohno, Lê Hà Thanh // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- Tr. 11-22 .- 658
Bài viết này trình bày tổng quan về bẫy thu nhập trung bình và chỉ ra các dấu hiệu của việc vướng bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam bao gồm (i) tăng trưởng chậm, (ii) năng suất sản xuất mờ nhạt, (iii) thiếu hụt chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa, (iv) không có dấu hiệu cải thiện chỉ số khả năng cạnh tranh và (v) nảy sinh nhiều vấn đề do tăng trưởng gây ra. Từ đó, đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam nhằm chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng số lượng sang tăng trưởng chất lượng thông qua nâng cao năng suất và chuyển giao công nghệ trong liên kết FDI.
124 Thực trạng nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long sau 7 năm thực hiện chính sách Tam nông (2006-2013)/ / Lê Khương Ninh // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 438 tháng 11 .- .- 330
Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long sau 7 năm thực hiện chính sách Tam nông; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát huy tiềm năng của nông hộ nhằm thực hiện chính sách Tam nông thành công hơn nữa.
125 Hiệu quả khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu và nguyên tắc Taylor tại Việt Nam / TS. Hoàng Đình Minh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2014 .- Số 24(417) tháng 12 .- Tr. 14 -18 .- 332.456
Giới thiệu lạm phát mục tiêu (LPMT) và nguyên tắc Taylor, ứng dụng chính sách LPMT và nguyên tắc Taylor trên thế giới và thực tiễn chính sách lạm phát theo mục tiêu tại Việt Nam.
126 Tổng quan về khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả / ThS. Đỗ Việt Hùng // Ngân hàng .- 2014 .- Số 6 tháng 3 .- Tr. 2-8 .- 658
Trình bày khái miện, mục tiêu, công cụ của chính sách an toàn vĩ mô, đồng thời đi sâu tìm hiểu mối tương tác giữa chính sách an toàn vĩ mô với các chính sách vĩ mô khác cũng như những yếu tố quyết định một khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả.