CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Chính sách
91 Qui định pháp luật về cho thuê đất trong các khu công nghiệp và thực tiễn tại Tỉnh Bắc Ninh / Mạc Văn Trọng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.131 - 133. .- 340
Hiện nay, quy định pháp luật về cho thuê đất trong khu công nghiệp ngày càng được hoàn thiện, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong mối quan hệ sử dụng đất trong khu công nghiệp Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các quy định trong thời gian cho thấy, vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc nhất là trong thực thi các qui định liên quan đến việc đáp ứng các điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp. Nghiên cứu thực trạng triển khai các qui định pháp luật về cho thuê đất trong các khu công nghiệp, thực tiễn áp dụng tại Bắc Ninh, bài viết đề xuất giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại hiện nay.
92 Quyền tiếp cận thông tin KH&CN trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới ở Việt Nam / Lê Tùng Sơn, Thạch Thị Hoàng Yến, Trần Văn Hồng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.50-55 .- 004
Nhận diện và đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về quyền tiếp cận thông tin KH&CN, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm cho việc thực thi quyền tiếp cận thông tin KH&CN ở Việt Nam. Thông tin khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. tiếp cận thông tin KH&CN phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học trở thành một nhu cầu thiết yếu và là yếu tố tác động đến chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, từ đó đặt ra vấn đề thiết lập khung pháp lý trong việc thừa nhận và bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin KH&CN.
93 Sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Xin-Ga-Po tại Bắc cực và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Việt Lâm // Nghiên cứu Quốc tế .- 2021 .- Số 4(123) .- Tr. 103-122 .- 327
Nghiên cứu, đánh giá về sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Xin-Ga-Po tại Bắc cực và hàm ý chính sách cho Việt Nam. Từ đó, đề xuất chính sách tham chiếu đối với Việt Nam là rất cần thiết.
94 Sự điều chỉnh trong chính sách an ninh nước nhỏ của Thụy Sĩ sau Chiến tranh lạnh / Đỗ Thị Thủy, Hà Văn Lực // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246 .- Tr. 36-50 .- 327
So sánh đối chiếu với trường hợp Thụy Sĩ sau Chiến tranh Lạnh, từ đó đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của chính sách này.
95 Một số nét về chính sách tự chủ tài chính tại Báo An Giang / Phan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 584 .- Tr.48 - 50 .- 332
Hiện nay hầu hết các tờ báo Đảng địa phương nói chung và báo An Giang nói riêng đều phải thực hiện chính sách tự chủ tài chính một phần hoặc toàn phần. Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách tự chủ thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các đơn vị vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ phân tích những thành tựu cũng như khó khăn hạn chế mà báo An Giang gặp phải khi thực hiện chính sách tự chủ tài chính.
96 Chủ động tuyên truyền chính sách, tập trung phát triển hệ thống đại lý thuế / Hồng Nhung // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 8-11 .- 332.1
Giai đoạn 20 ỉ8 - 2020, các nhiệm vụ trọng tâm của Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) như tuyên truyền, đào tạo, cập nhật chinh sách thuế mới; phản biện xã hội; phát triển đại lý thuế... đã đạt kết quả tích cực. Trong đó, công tác phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được lãnh đạo Tổng cục Thuế đánh giá cao.
97 Chính sách đào tạo đại học theo nhu cầu xã hội: kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.98 - 100 .- 658
Những năm gần đây đào tạo theo nhu cầu xã hội là một vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm của các quốc gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý về đào tạo đại học theo nhu cầu xã hội. Chính sách đối với đào tạo theo nhu cầu xã hội tương tự như các chính sách khác, cũng bao gồm mục tiêu, công cụ và biện pháp. điều kiện từ đó đảm bảo, hỗ trợ cũng như thúc đẩy các cơ sở đào tạo thực hiện theo nhu cầu xã hội.
98 Thực trạng đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng Luật ở nước ta và một số kiến nghị / Lê Tuấn Phong // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (421) .- Tr. 43 – 51 .- 340
Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật là hoạt động rất quan trọng để bảo đảm chất lượng của các dự án luật, đặc biệt là tính khả thi của các quy định, phù hợp với mục tiêu giải quyết những vấn đề đặt ra của thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích quy định của pháp luật về nội dung, chủ thể, phương pháp, tiêu chí và điều kiện kinh phí cho công tác đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật; khảo sát, tổng hợp tình hình thực tế thông qua 37 báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong các đề nghị xây dựng luật từ năm 2017 đến nay và đưa ra một số kiến nghị.
99 Khuôn khổ chính sách ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 : góc nhìn từ thị trường lao động và một số khuyến nghị / Nguyễn Thị Thúy Linh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 20 .- Tr. 2-8 .- 332.1
Tác động của đại dịch Covid-19 tới thị trường lao động; khuôn khổ chính sách 4 trụ cột của ILO : chính sách kích thích nền kinh tế và tạo việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm vf thu nhập; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; giải pháp đối với xã hội.
100 Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các nước và Bài học cho Việt Nam / Trần Thị Lan Hương, Ngô Quế Lân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.39 - 42 .- 330
Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia. Nhận thức được vấn đề này, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách đặc biệt, trực tiếp ưu đãi cho sự phát triển của ngành công nghiệp này. Nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước, bài viết gợi mở một số vấn đề Việt Nam cần lưu ý tham khảo để ứng dụng vào trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.