Một số gợi ý chính sách đa dạng hóa các nguồn tài chính đối với phát triển đào tạo ở các trường đại học công lập hiện nay
Tác giả: Mai Ngọc Cường, Trần Thị Thanh NgaTóm tắt:
Bài viết chỉ ra (i) đa dạng hóa các nguồn tài chính là xu hướng tất yếu; (ii) do tỷ lệ nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước ngày càng giảm xuống, tỷ lệ nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước ngày càng tăng cho phép Nhà nước có thể bỏ khoản đầu tư thường xuyên từ ngân sách nhà nước đối với tất cả các trường công lập và điều này vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học, vừa đảm bảo sự công bằng giữa các trường công; (iii) chuyển khoản tài chính cấp cho chi thường xuyên sang cấp cho chi không thường xuyên, cho chương trình mục tiêu và đầu tư xây dựng cơ bản; (iv) Nhà nước chuyển từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính, bao cấp, xin - cho sang trao quyền tự quyết cho các trường đại học trong hoạt động chuyên môn cũng như tổ chức cán bộ; (v) xây dựng môi trường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp để tạo thị trường dịch vụ khoa học - đào tạo; vi) các trường cần có chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao.
- Ảnh hưởng của kinh tế số đến biến đổi xã hội Việt Nam và hàm ý chính sách hướng tới phát triển bền vững
- Tăng cường vai trò của hải quan trong thực thi các chính sách để giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Mua sắm công theo hướng bền vững tại Việt Nam
- Quá trình hình thành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đài Loan
- Tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam