CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách

  • Duyệt theo:
111 Pháp luật Nhật Bản, Trung Quốc về ô nhiễm không khí và gợi ý chính sách đối với Việt Nam / Mai Hải Đăng // Luật học .- 2017 .- Số 10 (209) .- Tr. 79-90 .- 340

Phân tích quy định của pháp luật Nhật Bản và Trung Quốc về bảo vệ môi trường không khí như các biện pháp phòng ngừa, xử lí ô nhiễm không khí, trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể gây ô nhiễm không khí trong đó có trách nhiệm pháp lí đối với pháp nhân khi gây ô nhiễm không khí; so sánh sự tương đồng và khác biệt của những quy định về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam với những quy định về bảo vệ môi trường không khí ở Trung Quốc, Nhật Bản, từ đó đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật.

112 Chính sách và pháp luật về tiền ảo của Singapore – kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Minh Oanh, Hà Công Anh Bảo // Nhà nước và pháp luật .- 2018 .- Số 1 (357) .- Tr. 77-84 .- 340

Phân tích và đánh giá chính sách, pháp luật của Singapore về tiền ảo, từ đó đưa ra những gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách và khung pháp lý để kiểm soát, quản lý và điều chỉnh đối với tiền ảo.

113 Các yếu tố ảnh hưởng đến tái nghèo của người dân Trà Vinh / Nguyễn Thị Cẩm Phương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 504 tháng 10 .- Tr. 44-46 .- 330

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tái nghèo và khuyến nghị các chính sách nhằm giảm tỉ lệ tái nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

114 Chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam: nguyên nhân của sự thất bại? / Bùi Thị Thùy Nhi // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 503 tháng 10 .- Tr. 29-31,10 .- 330.9597

Hiện trạng công nghiệp ô tô ở Việt Nam; Thực trạng chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; Một số gợi ý hoàn thiện chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.

115 Hoạch định chính sách trong xây dựng luật, pháp lệnh ở Việt Nam hiện nay / Cao Kim Oanh // Luật học .- 2017 .- Số 6 (205) .- Tr. 34-43 .- 340

Phân tích sự cần thiết hoạch định chính sách; đánh giá điểm mới về hoạch định chính sách của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và thực tiễn thực thi, từ đó đề xuất một số kiến nghị.

116 Tăng tuổi nghỉ hưu - nhìn từ góc độ phân tích lợi ích - chi phí của chính sách trong xây dựng pháp luật / Trần Thị Quyên // Luật học .- 2017 .- Số 5 (204) .- Tr. 41-50 .- 340

Làm rõ hơn chính sách “tăng tuổi nghỉ hưu” được quy định tại Điều 187 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động năm 2012 có thể giải quyết được vấn đề vỡ quỹ bảo hiểm xã hội và hiện tượng dân số vàng của Việt Nam nhưng cũng có thể kéo theo nạn thất nghiệp của nhóm lao động trẻ, gây ra sự bất ổn nhất định cho lao động trong các ngành nghề độc hại...

117 Chính sách pháp luật về quản lí lao động người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thanh Tùng // Luật học .- 2017 .- Số 4 (203) .- Tr. 59-68 .- 340

Phân tích, làm rõ tình hình lao động người nước ngoài cũng như thực trạng điều chỉnh pháp luật về quản lí lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, từ đó kiến nghị một số phương hướng hoàn thiện pháp luật.

118 Kinh tế Nghệ An 2015: Thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Hoài Nam // Kinh tế & phát triển .- 2016 .- Số 228 tháng 6 .- Tr. 86-93 .- 330

Đánh giá tổng quan kinh tế Nghệ An năm 2015 trên các phương diện: tốc độ tăng trưởng GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình thu ngân sách và xuất nhập khẩu, vấn đề thu hút đầu tư... Trên cơ sở phân tích nội tại nền kinh tế của Tỉnh năm 2015, bài viết đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế Nghệ An thời gian tới, để trong năm 2016 tăng trưởng GDP có thể đạt 9,0%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ: 25% - 33% - 42%), tổng vốn đầu tư xã hội đạt 52 nghìn tỷ đồng (tăng 26,83% so với năm 2015). Từ đó góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, đưa Nghệ An thành tỉnh khá ở khu vực phía Bắc.

119 Bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách phát triển bền vững từ thực tiễn ở Trung Quốc / Bùi Xuân Phái // Luật học .- 2016 .- Số 5 (191) tháng 5 .- Tr. 90-96 .- 330.124

Trình bày một số thành tựu đồng thời phân tích các hệ quả của chương trình " tăng trưởng nóng" của nền kinh tế Trung Quốc về xã hội và môi trường do xây dựng chính sách không xuất phát từ các yêu cầu của phát triển bền vững, qua đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam và các nước đang phát triển có thể tham khảo trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách phát triển bền vững của mình.

120 Chính sách can dự của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông và một số khuyến nghị chính sách / Lê Duy Thắng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 3-9 .- 327

Phân tích lập trường của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Nguyên nhân Mỹ can dự vào Biển Đông và phương thức can dự. Những tác động từ sự can dự của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Khuyến nghị về khả năng tận dụng sự can dự của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông.