CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách

  • Duyệt theo:
1 Ảnh hưởng của kinh tế số đến biến đổi xã hội Việt Nam và hàm ý chính sách hướng tới phát triển bền vững / Đặng Thị Huyền Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 282 .- Tr. 26-29 .- 330

Phát triển bền vững là mục tiêu toàn cầu, được cụ thể hóa qua 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu của Liên Hợp quốc, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Tại Việt Nam, chuyển đổi số và sự phát triển kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng, dẫn đến xu hướng biến đổi xã hội, tạo ra cơ hội và thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Một mặt, chuyển đổi số thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác, quá trình này cũng dẫn đến những vấn đề như thay đổi trong hành vi tiêu dùng và tương tác, thay đổi thị trường lao động và thay đổi trong phân tầng xã hội. Qua phân tích thực trạng, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số một cách bền vững, bao gồm hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng kỹ thuật số, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, bảo đảm an toàn thông tin và xây dựng văn hóa trên môi trường số.

2 Tăng cường vai trò của hải quan trong thực thi các chính sách để giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam / Nguyễn Hoàng Tuấn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 68-72 .- 338.16

Bài viết này cung cấp một cách nhìn sơ bộ về những quy định pháp lý và thực tiễn gắn với vai trò của Hải quan trong việc lựa chọn thực thi các chính sách giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các lựa chọn chính sách được đề cập là thực thi chiến lược hải quan xanh, thuế nhập khẩu carbon (đặc biệt là cơ chế điều chỉnh biên giới carbon), tạo thuận lợi cho thương mại công nghệ năng lượng carbon thấp, thực thi các biện pháp chống lại các hành vi bất thường trong giao dịch giấy phép phát thải, thông quan nhanh các lô hàng cứu trợ nhân đạo, phục hồi thương mại. Bài viết cho rằng với những nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề như vậy sẽ giúp thúc đẩy tích cực việc xây dựng và áp dụng các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu bởi hải quan Việt Nam.

3 Mua sắm công theo hướng bền vững tại Việt Nam / Phùng Thanh Loan // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 284 .- Tr. 10-14 .- 658

Mua sắm công bền vững là một trong những thành phần của các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Bài báo này bổ sung những luận giải về mua sắm công bền vững và phân tích thực trạng chính sách mua sắm công bền vững tại Việt Nam thời gian qua. Chính sách về mua sắm công xanh đã được đề cập trong các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các quy định pháp luật về mua sắm công xanh đã được lồng ghép trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, đầu tư công, đấu thầu, mua sắm công của Việt Nam. Tuy nhiên, khâu triển khai thực hiện các chính sách và quy định này chưa đạt như kỳ vọng, mua sắm công chưa tạo được động lực dẫn dắt thị trường mua sắm xanh/ bền vững của Việt Nam. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tư duy đột phá là những khuyến nghị quan trọng để phát triển hoạt động mua sắm công bền vững tại Việt Nam.

4 Quá trình hình thành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đài Loan / Nguyễn Đức Chiện, Ngô Văn Vũ // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 51-60 .- 658

Trong chiến lược phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem là hạt nhân quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển ở phương Tây và một số nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á, trong đó có Đài Loan cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này đóng góp quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bài viết* trình bày khái quát lịch sử phát triển kinh tế Đài Loan; phân tích làm rõ quá trình hình thành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các thời kỳ phát triển và chuyển đổi; từ đó đưa ra một số bàn luận, gợi mở hàm ý cho Việt Nam trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển cho loại hình doanh nghiệp này.

5 Tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Xuân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Tr. 42 - 50 .- 330

Từ năm 1945 đến nay, vấn đề phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản luôn được đề cao và quá trình triển khai thực hiện thường gắn với các mục tiêu, phương thức cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Do đó, tiến trình này được duy trì cùng với những cải cách, đổi mới không ngừng và đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển thương hiệu quốc gia. Bài viết phân tích, đánh giá tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản qua các giai đoạn khác nhau; từ đó đưa ra những gợi mở hữu ích cho Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển thương hiệu quốc gia ở hiện tại và tương lai.

6 Chính sách hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng thủ công truyền thống ở Nhật Bản thời kì đại dịch COVID-19 / Nguyễn Thị Ngọc // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 41 - 48 .- 658

Sự lây lan không ngừng của đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2019 đến nay đã khiến nền kinh tế nói chung và toàn bộ hệ thống sản xuất, kinh doanh nghề thủ công truyền thống Nhật Bản nói riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính phủ và chính quyền các địa phương tại quốc gia này đã ngay lập tức nhìn nhận những khó khăn và thi hành các biện pháp kích thích sản xuất, hỗ trợ quảng bá nhằm đưa nghề thủ công thoát khỏi những bế tắc chồng chất. Đe tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm quản lý từ Nhật Bản, bài viết tập trung chỉ ra những chính sách, biện pháp khắc phục khó khăn trong nghề thủ công truyền thống Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch COVID-19, từ đó đưa ra một vài kinh nghiệm thích hợp với nghề thủ công truyền thống tại Việt Nam.

7 Một số giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng sạch ở Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Park Geun-hye / Trần Ngọc Nhật // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 6 .- Tr. 49 - 58 .- 363

Tổng thống Park Geun-hye lên nắm quyền vào tháng 2 năm 2013, khi đó nhiều người cho rằng bà sẽ tiếp tục thực hiện đường lối chính sách của người tiền nhiệm, bao gồm cả chính sách năng lượng, bởi vì Tổng thống Park và Tổng thống Lee đều cùng một đảng phái chính trị. Tuy nhiên, một số chính sách cơ bản về năng lượng dưới thời Tổng thống Park có nhiều thay đổi so với thời Tổng thống Lee, do bối cánh thế giới và nhu cầu năng lượng trong nước thay đổi

8 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ năm 2011 đến nay / Phạm Thị Mùi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 22 - 31 .- 330

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2025. Nhờ có những chính sách và biện pháp đúng đắn, kịp thời, nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nền kinh tế Lào cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ những tác dộng bên ngoài. Bài viết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lào từ năm 2011 đến nay để thấy rõ vai trò của Chính phủ Lào trong việc kịp thời đưa ra những hoạch định về mặt chính sách.

9 Những cơ sở quan trọng để tiếp tục phát triển bền vững quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào / Phạm Thị Mùi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 13 - 22 .- 327

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2025. Nhờ có những chính sách và biện pháp đúng đắn, kịp thời, nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nền kinh tế Lào cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ những tác dộng bên ngoài. Bài viết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lào từ năm 2011 đến nay để thấy rõ vai trò của Chính phủ Lào trong việc kịp thời đưa ra những hoạch định về mặt chính sách.

10 Tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế Malaysia và triển vọng phục hồi / Trần Thị Lan Hương, Lê Lan Anh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2025 .- Số 8 .- Tr.14 - 25 .- 330

Sự bùng phát của một loại virus mới được gọi tên SARS-CoV-2, xuất hiện vào năm 2019, được Tổ chức Y tế Thê' giới xác định là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 đã buộc các chính phủ trên thế giới phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Đối với các nước đang phát triển, vốn có khả năng tài chính hạn chế, phải đối mặt với thách thức không chỉ trong việc đáp ứng các nguồn lực để ứng phó với đại dịch mà còn phải đối phó với những hậu quả nặng nề mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế, xã hội của quốc gia bị ảnh hưởng. Malaysia củng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch toàn cầu này. Để ứng phó với mỗi đợt bùng phát dịch, Chính phủ Malaysia đã ban hành các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ lây lan củng như tập trung phục hồi lại nền kinh tế trong và sau đại dịch. Bài viết đảnh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Malaysia dựa trên việc phân tích các biến động chỉ số cơ bản của nền kinh tế; đán h giá tính hiệu quả của các giải pháp cứu trợ nền kinh tế; qua đó đưa ra một số nhận xét về triển vọng phục hồi nền kinh tế Malaysia sau đại dịch.