CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
81 Cần Thơ có thể là đầu tàu tăng trưởng của ĐBSCL? : phân tích chất lượng và lan tỏa tăng trưởng kinh tế / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 78-100 .- 330

Nghiên cứu này phân tích và đánh giá chất lượng tăng trưởng của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2005 – 2018, đặt trong tương quan so sánh với tăng trưởng kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cách tiếp cận này cho phép nghiên cứu xác định vai trò lan tỏa tăng trưởng của Cần Thơ đối với các tỉnh ĐBSCL và giúp trả lời cầu hỏi Cần Thơ có thể đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cần Thơ đã và đang đạt được thành tích tăng trưởng và có chất lượng tăng trưởng tốt nhất ĐBSCL. Cần Thơ có thể ở vị trí đầu tàu tăng trưởng kinh tế cho vùng ĐBSCL khi tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ đã tạo lan tỏa tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng. Dư địa cho tăng trưởng vẫn còn nhiều, Cần Thơ có thể tổ chức lại việc sử dụng hiệu quả nguồn lực để có thể thúc đẩy năng suất nhân tố tổng hợp tăng trưởng cao hơn, từ đó tạo ra tăng tưởng kinh tế ở mức cao.

82 Hội tụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương / Lý Đại Hùng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 25-42 .- 330

Bài viết đánh giá các yếu tố chi phối sự hội tụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế (tức là hội tụ tương đối) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu kết hợp lý thuyết tăng trưởng nội sinh, được phân tích bởi Aghion và Howitt (2008), với bằng chứng thực nghiệm dựa vào bộ số liệu của 63 địa phương giai đoạn 2010-2019. Kết quả ghi nhận rằng chỉ với các địa phương có chất lượng cao về nguồn nhân lực (cao hơn mức ngưỡng đề xuất bởi bằng chứng thực nghiệm), tốc độ tăng trưởng thu nhập gia tăng khi khoảng cách thu nhập càng xa, tức là hội tụ về tốc độ tăng trưởng. Với các địa phương còn lại đang tồn tại sự phân cực về tốc độ tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng thu nhập suy giảm khi khoảng cách thu nhập càng xa). Trong các thành phố trực thuộc Trung ương, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng vượt trội nhờ tận dụng lợi thế của địa phương đi sau, dựa vào sự kết hợp của khoảng cách công nghệ ban đầu xa và cải thiện liên tục về chất lượng thể chế. Các kết quả nghiên cứu gợi ý rằng chất lượng nguồn nhân lực cần được chú trọng trong các thiết kế chính sách ở cấp địa phương trong thời gian tới.

83 Độ vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam / Lý Đại Hùng // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 22-39 .- 330

Bài viết này đánh giá sự vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam, bằng phương pháp vector tự hồi quy cấu trúc với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR), dựa trên bộ dữ liệu theo quý từ quý I/2007 đến quý IV/2020. Bằng chứng thực nghiệm ghi nhận ba nguyên lý căn bản gồm lạm phát đánh đổi với tăng trưởng, nội tệ mất giá giúp hỗ trợ tăng trưởng, và giảm lạm phát cải thiện tăng trưởng. Cấu trúc này quyết định mức tác động của các cú sốc từ nền kinh tế thế giới đối với nền kinh tế nội địa. Trong đó, lượng giải ngân của vốn FDI có vai trò thay thế tăng trưởng kinh tế thế giới trong đóng góp cho tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát nội địa và củng cố độ mạnh của đồng nội tệ. Từ đó, bài viết này đánh giá rằng nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt nam đang ở mức khá vững mạnh, dựa trên mức độ gắn kết chặt chẽ của các biến số kinh tế vĩ mô với mức tác động đáng kể của các cú sốc từ kinh tế thế giới. Bài viết gợi ý rằng việc cải thiện năng lực hấp thụ vốn FDI cần được ưu tiên để tạo thêm không gian chính sách cho việc trung hòa sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế thế giới và ứng phó với cú sốc tiêu cực của giá dầu thế giới.

84 Tác động phi tuyến của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Huỳnh Thị Thúy Vy, Phạm Dương Phương Thảo // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 10 .- Tr. 54-80 .- 332.1

Bài nghiên cứu phân tích tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng ước lượng mô hình nhóm trung bình (MG-ARDL) và mô hình nhóm trung bình gộp (PMG-ARDL) với đa thức bậc hai tại 33 quốc gia trong giai đoạn 2004-2017. Kết quả nghiên cứu đã giải thích được các mâu thuẫn trước đây khi phân tích tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tìm thấy lý do tại sao phát triển tài chính có tác động tích cực (tác động tổng thể cũng như tác động của thành phần độ sâu tài chính, tính hiệu quả và tính ổn định của thị trường tài chính gây ra), tác động tiêu cực (là do tác động theo dạng hình chữ U của độ sâu tài chính và tính hiệu quả của các định chế tài chính gây ra) và không tìm thấy mối quan hệ giữa phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế (là do khả năng tiếp cận tài chính trong dài hạn). Các nhà hoạch định chính sách tại mỗi quốc gia có thể dựa trên các kết quả thực nghiệm trong bài nghiên cứu để đưa ra các hàm ý chính sách trong việc hoàn thiện hệ thống tài chính của quốc gia mình.

85 Sự lệch pha giữa tăng trưởng kinh tế và một số biến số vĩ mô ở Việt Nam : thực nghiệm từ phân tích WAVELET / Bùi Hoàng Ngọc, Nguyễn Xuân Trường // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 293 .- Tr. 77-87 .- 330

Sự phong phú của những nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ điện năng, toàn cầu hóa và tăng trưởng kinh tế vẫn không thể khỏa lấp một số câu hỏi thuộc dạng bản chất của các quan hệ này. Ứng dụng kỹ thuật phân tích Wavelet cho dữ liệu vĩ mô của Việt Nam từ 1986 đến 2018, nghiên cứu này tìm được bằng chứng là tiêu thụ điện năng có tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế ở mọi miền tần số, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ ảnh hưởng mạnh trong giai đoạn 1988-2000 ở miền tần số cao, và sau 2005 lại mạnh ở miền tần số thấp. Tương tự, ở miền tần số thấp thì tác động của toàn cầu hóa đến tăng trưởng kinh tế là yếu hơn so với miền tần số cao. Khám phá sự lệch pha có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế chính sách, do vậy nghiên cứu có đóng góp nhất định cả lý thuyết và thực nghiệm trong phân tích mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô của Việt Nam.

86 Những đột phá mang tính chiến lược trong tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Đình Luận // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 761 .- Tr. 18-21 .- 330

Tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ quan trọng đã được Đảng, Nhà nước đặt ra và thực hiện từ nhiều năm qua. Nhiệm vụ này tiếp tục được triển khai quyết liệt trong giai đoạn tới. Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là việc tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng cần phải nhanh hơn và có sự bứt phá. Theo đó, cần xác định rõ những thành tựu, tồn tại và hạn chế, cũng nhận diện những tác động để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả. Bài viết phân tích những thành tựu cũng như hạn chế của chiến lược tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua, đồng thời chỉ ra những đột phá mang tính chiến lược trong thời gian tới để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

87 Mối quan hệ giữa thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN / Nguyễn Ngọc Hùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 73-75 .- 658

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của thu ngân sách nhà nước (NSNN) đến tăng trưởng kinh tế (TTKT) ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu bảng thu thập từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng phát triển châu Á, kết quả nghiên cứu cho thấy thu NSNN có ảnh hưởng ngược chiều với TTKT. Qua đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về thu NSNN hướng đến TTKT và ổn định kinh tế vĩ mô.

88 Các nhân tố tác động tới chất lượng thể chế khu vực Châu Á giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu / Đinh Thị Thanh Vân, Trần Thị Phương Dịu // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 289 .- Tr. 45-54 .- 658

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm 16 quốc gia khu vực Châu Á, giai đoạn 2007-2017 để đánh giá các nhân tố tác động tới chất lượng thể chế. Mô hình nghiên cứu sử dụng đánh giá tác động cố định và hồi quy hệ thông hai giai đoạn GMM cho phép xử lý các yếu tố không quan sát được, không thay đổi theo thời gian và hiện tượng nhân quả đồng thời giữa tăng trưởng kinh tế tới chất lượng thể chế. Bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, hai nhóm biến được xem xét bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố liên quan đến quản trị nhà nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế kết hợp với sự ổn định các thông số vĩ mô tác động mạnh mẽ tới cải thiện chất lượng thể chế. Hơn nữa, ngược lại với tác động không rõ ràng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cấu trúc nguồn thu ngân sách của chính phủ có ảnh hưởng rõ ràng tới chất lượng thể chế.

89 Vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 55-64 .- 658

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế, độ mở nền kinh tế, giáo dục và sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến mức độ bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại 29 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 2006-2016. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình của Chen & Puttitanun (2005) cùng bộ chỉ số GP (Park & Ginarte, 1997) và các nguồn dữ liệu nghiên cứu thứ cấp. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng thông qua ước lượng GLS để hiệu chỉnh mô hình, các tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự gia nhập WTO có tác động tích cực tới mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, giáo dục và độ mở của nền kinh tế được chứng minh là hạn chế mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu này cung cấp một cơ sở lý thuyết để chính phủ quốc gia và nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển tại châu Á đưa ra chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa quyền sở hữu trí tuệ.

90 Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á - vai trò của phát triển tài chính / Phạm Thanh Tuyền, Hồ Thuỷ Tiên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 73-77 .- 330

Bài viết nghiên cứu kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á, trong đó xem xét vai trò phát triển tài chính của các quốc gia này. Tác giả hồi quy tuyến tính với kỹ thuật xử lý SGMM, với 33 quốc gia Châu Á giai đoạn 2005-2018