CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tăng trưởng kinh tế

  • Duyệt theo:
101 Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến năng suất lao động tỉnh Hà Giang: Cách tiếp cận từ phương pháp chuyển dịch tỷ trọng / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 287 .- Tr. .- 330

Nghiên cứu này nhằm phân tích đặc điểm năng suất lao động và lượng hóa tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng năng suất lao động tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2015-2019. Sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng năng suất lao động tỉnh Hà Giang là do hiệu ứng dịch chuyển tĩnh và tăng năng suất lao động nội ngành, khiến lao động dịch chuyển sang các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Trong khi đó, hiệu ứng dịch chuyển động có tác động ngược chiều, phản ánh sự thay đổi tỷ trọng lao động chưa tương xứng với mức gia tăng năng suất lao động của tỉnh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị đã được đề xuất nhằm cải thiện chất lượng tăng năng suất lao động của tỉnh Hà Giang.

102 Mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ với tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán / Nguyễn Thị Nga Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 26-28 .- 330

Bài nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ tại Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý từ quý I/2001 đến quý IV/2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến sự phát triển TTCK, trong khi đó các yếu tố đổi mới công nghệ, lạm phát và tăng trưởng cung tiền tác động ngược chiều đến sự phát triển TTCK. Trong ngắn hạn thì sự phát triển TTCK tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, biến đổi công nghệ, lạm phát và cung tiền giải thích được 30,96% sự thay đổi của sự phát triển TTCK.

103 Nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh nhằm hướng tới chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại tỉnh Thái Nguyên / Đinh Hồng Linh, Nguyễn Thị Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 46-57 .- 330

Nghiên cứu này nhấn mạnh đến việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế xanh, từ đó gợi ý các chính sách phát triển kinh tế phù hợp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu thực hiện thử nghiệm các quan sát và phân tích điển hình tại Thái Nguyên - một tỉnh được coi là “thủ đô xanh” của vùng Trung du miền núi phía Bắc và sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới của cả nước trong tương lai. Nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp chiến lược nhằm phát triển nền kinh tế xanh theo hướng nâng cao hiệu quả, thân thiện, bền vững. Đây còn là cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách tại địa phương phát triển nền kinh tế có cơ cấu hiện đại, tốc độ tăng trưởng ổn định với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững.

104 Phân tích vai trò của vốn đầu tư nước ngoài trong tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN giai đoạn 2015 - 2019 / Nguyễn Thị Hồng Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 94 - 96 .- 330

Bài viết tiếp cận nghiên cứu theo phân tích sự đóng góp của vốn đầu tư nước ngoài vào quy mô và cấu trúc giá trị GDP mỗi nước thành viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô và giá trị gia tăng GDP theo lĩnh vực có sự đóng góp tích cực từ vốn đầu tư nước ngoài. Trong số các giải pháp được đề xuất thì việc khai thác lực hút từ lĩnh vực thế mạnh có ý nghĩa lớn ứng với từng thành viên.

105 Tác động đa ngành của dịch bệnh đến kinh tế và những gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Quý // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 50-54 .- 330

Dịch bệnh tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bằng phương pháp thống kê, mô tả và phân tích, tác giả làm rõ được tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế ở hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Tác động đó diễn ra trên nhiều lĩnh vực của hoạt động của nền kinh tế ở quy mô và mức độ khác nhau: y tế, nông nghiệp, du lịch, thương mại – dịch vụ và một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, về mặt tổng thể dịch bệnh đã làm kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia nói riêng và trên phạm vi toàn thế giới nói chung. Dựa trên cơ sở phân tích tác động đa ngành của dịch bệnh đến kinh tế với số liệu minh chứng cụ thể, tác giả đưa ra những gợi ý về mặt chính sách đối với VN nhằm đối phó hiệu quả đối với tình hình dịch bệnh đang diễn ra phực tạp hiện nay để đảm bảo ổn định và tăng trưởng kinh tế.

106 Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 / Phùng Thế Đông, Nguyễn Thành Đồng, Phan Thị Thu Trang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 40-43 .- 330

Ở Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm cùng quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu gắn với năng suất lao động, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Bài viết tập trung phân tích thực trạng của một số chỉ tiêu phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ một số hạn chế, nguyên nhân và đề xuất, khuyến nghị nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

107 Giải pháp thúc đẩy hình thành và phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thu Hà // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 44-47 .- 330

Kinh tế tuần hoàn là mô hình tổ chức, vận hành kinh tế cho phép nâng cao tính bền vững, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế, khi tiến bộ khoa học đạt tới trình độ cao, nhưng tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng, trong khi, nhu cầu của con người và xã hội lớn. Những yếu tố cấu thành mô hình kinh tế này đã xuất hiện ở nền kinh tế truyền thống các nước, trong đó có Việt Nam. Sức ép và những thách thức từ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội đòi hỏi Việt Nam phải sớm chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình kinh tế tuần hoàn một cách chủ động với những bước đi thích hợp.

108 Đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Hà Tĩnh và một số giải pháp đề xuất / Cao Thị Lệ Quyên, Nguyễn Thị Dung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 127-129 .- 330

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (6 tháng hoặc một năm). Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp (chủ yếu là Công ty Formosa và Bia Sài Gòn). Đặc biệt, về tốc độ tăng trưởng GRDP của Hà Tĩnh đã đạt 20,65% năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng Hà Tĩnh ước chỉ đạt 0,1%, thấp nhất so với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Bài viết đánh giá tốc độ tăng GRDP tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2017-2019, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh trong thời gian tới.

109 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 8% trong năm 2021 / Tim Evans // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 36-39 .- 330

Chia sẻ với Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trước thềm năm mới 2021, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam tin ràng Việt Nam sẽ là một quốc gia có lợi thế thời kỳ hậu COVID-19. Các yếu tố chính có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đang diễn ra, sự phát triển ngày càng tăng của các doanh nghiệp Việt Nam và tâng lớp trung lưu đang ngày càng gia tàng. Với những lợi thế đó, cộng với việc vắc-xin đang được thử nghiệm tiến tới mục tiêu phân phối rộng rãi trong thời gian tới, Việt Nam có thể quay trở lại tốc độ tăng trưởng kinh tế quanh mức 8% vào năm 2021.

110 Tác động của nợ công, tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thu nhập trung bình thấp / Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Tình // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 115-117 .- 330

Bài viết tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm thông qua việc đánh giá tác động của nợ công, tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế của 22 quốc gia thu nhập trung bình thấp (giai đoạn 2001-2019), từ đó gợi ý về mặt chính sách trong dài hạn đối với các nước thu nhập trung bình thấp và củng cố thêm các lý thuyết trước đó.