CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
71 Xác định, thực hiện hiệu quả mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới / Trịnh Việt Tiến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 590 .- Tr. 36 - 38 .- 330
Bài viết bày tỏ những quan điểm lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp của Việt Nam trong giai đoạn tới.
72 Sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán lên tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại các nước Asean6 / Nguyễn Văn Chiến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 86-90 .- 332.024
Bài viết nghiên cứu tại các nước Asean6 từ năm 2000 tới năm 2019, sử dụng dữ liệu bảng cân bằng, kết quả khẳng định sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán không có mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, nhưng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa chi tiêu ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp để cải thiện tăng trưởng kinh tế tại Asean6
73 Tác động của phân cấp ngân sách nhà nước tới tăng trưởng kinh tế / Phan Hữu Nghị // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 9 - 13 .- 330
Bài viết tập trung đánh giá tác động của phân cấp ngân sách nhà nước với tăng trưởng kinh tế dựa trên dữ liệu thu thập từ 8 tỉnh tại Việt Nam có tỷ lệ phân cấp nguồn thu theo tỷ lệ phần trăm phân chia dưới 100%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phân cấp chi ngân sách nhà nước có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh phân cấp ngân sách nhà nước trong thời kỳ ổn định ngân sách sắp tới.
74 Tác động của lạm phát đến độ mở mở thương mại của Việt Nam : đối xứng hay bất đối xứng/ Bùi Hoàng Ngọc / Bùi Hoàng Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 515 .- Tr. 03-13 .- 330
Phân tích tác động của tỷ lệ lạm phát đến độ mở thương mại của Việt Nam giai đoạn 1986-2018. Sử dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến NARDL do Shin và cộng sự (2014) đề xuất, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy, hiệu ứng J có tồn tại trong ngắn hạn và tác động của tỷ lệ lạm phát đến độ mở thương mại là tác động bất đối xứng
75 Sử dụng mô hình chuỗi thời gian kiểm định mối quan hệ giữa kinh tế tư nhân và tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Lê Thị Thúy Hằng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 47 - 52 .- 330
Bài viết tập hợp dữ liệu nghiên cứu thứ cấp và thực hiện mô hình hồi quy định lượng nhằm đo lường mức độ đóng góp của khu vực tư nhân vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
76 Không gian phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam / Lý Đại Hùng // .- 2021 .- Số 518 .- Tr. 29 - 39 .- 330
Bài viết phân tích không gian phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam thông qua xác định mức kết hợp tối ưu giữa tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu phát triển văn hóa, xã hội điển hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, với tốc độ tăng trưởng đã đạt được, Việt Nam vẫn còn không gian chính sách để có thể vừa có sự gia tăng tốc độ tăng trưởng, vừa cải thiện các chỉ tiêu về phát triển văn hóa, xã hội. Khi so sánh với các nước cùng thuộc nhóm thu nhập trung bình, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tích tương đối tốt về cải thiện trình độ đổi mới, sáng tạo công nghệ. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách về phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
77 Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát Việt Nam : một so sánh giữa mô hình VAR, LASSO VÀ MLP / Nguyễn Đức Trung, Lê Hoàng Anh và Đinh Thị Phương Anh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 154 .- Tr. 3-13 .- 330
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai chỉ tiêu quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Do tầm quan trọng của hai biến số này với nền kinh tế, việc dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát trở thành vấn đề quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ các quốc gia. Bài báo này nhằm cung cấp một sự so sánh về hiệu quả dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát giữa các phương pháp phổ biến hiện nay. Cụ thể, mô hình dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát được nhóm tác giả xây dựng và ước lượng thông qua 3 mô hình là VAR, LASSO, MLP. Với dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 1996 - 2020, kết quả nghiên cứu cho thấy theo cả 3 chỉ số RMSE, MAPE và MSE, dự báo tăng trưởng kinh tế bằng mô hình LASSO có mức độ chính xác cao nhất trong khi dự báo lạm phát bằng mô hình VAR có mức độ chính xác cao nhất. Mặc dù mô hình nơ-ron MLP chưa cho thấy hiệu quả dự báo cao trong nghiên cứu này nhưng đây vẫn là công cụ dự báo của tương lai do mô tả được các quan hệ phi tuyến giữa các biến số trong mô hình và khả năng lập bản đồ trực quan về các mối quan hệ phi tuyến này.
78 Tác động tích cực từ xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Đinh Thị Hải Phong, Nguyễn Thị Mai Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 758 .- Tr. 47-49 .- 330
Bài báo sử dụng mô hình tự hồi quy có phân phối trễ trên bộ số liệu năm từ 1996 đến 2019, gồm GDP và giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thu nhập từ nguồn Ngân hàng Thế giới để chỉ ra tác động cùng chiều của xuất khẩu hàng hóa lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết quả này khẳng định lý thuyết tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu đúng với trường hợp của Việt Nam. Cụ thể, trong ngắn hạn và trong giai đoạn nghiên cứu thì GDP năm trước tăng thì cũng kích thích GDP năm sau tiếp tục tăng. Đồng thời, giá trị xuất khẩu trong năm có đóng góp tích cực cho GDP năm đó. Ngoài ra, tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn tích cực giữa xuất khẩu hàng hóa và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
79 Tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Anh, Phan Thị Phương Linh // .- 2021 .- Số 759 .- Tr. 90-93 .- 658
Trong 35 năm qua, hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tăng trưởng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong giai đoạn 2011-2019 đạt bình quân 9,91%/năm. Quy mô và tốc độ tăng trưởng TMQT đã đóng góp vào quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của Thành phố, đồng thời tác động mạnh mẽ tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, thu hút đầu tư trong và ngoài nước...
80 Tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện, tỉ lệ đô thị hóa và dấu chân sinh thái : thực nghiệm ở các nước ASEAN / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 5-24 .- 330
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ điện và tỉ lệ đô thị hóa đến dấu chân sinh thái ở các nước ASEAN trong giai đoạn 1981-2016. Nghiên cứu ứng dụng ba mô hình ước lượng cho dữ liệu bảng gồm: Mean Group (MG), Pooled Mean Group (PMG) và Dynamic Fixed Effects (DFE). Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình cho thấy mô hình PMG là phù hợp nhất. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ đô thị hóa có tác động tích cực đến dấu chân sinh thái cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra tiêu thụ điện không tác động đến dấu chân sinh thái trong ngắn hạn, nhưng có tác động tiêu cực trong dài hạn. Hàm ý quan trọng được rút ra từ kết quả của nghiên cứu là các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá toàn diện các tác động của những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với môi trường tự nhiên, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.