CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
91 Đánh giá tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế / Lê Hằng Mỹ Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 20-23 .- 382
Trong nghiên cứu này, trên cơ sở tổng quan lý thuyết về xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế, tác giả xây dựng được mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM) để ước lượng mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, cùng với yếu tố truyền dẫn là tỷ giá hối đoái, các biến ngoại sinh là lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng chất lượng của mô hình.
92 Tác động của quản trị công và tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển / Hồ Thủy Tiên, Nguyễn Lâm Sơn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.120 - 125 .- 330
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động tương tác của quản trị công và tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia có thu nhập trung bình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM hệ thống (SGMM) trên dữ liệu bảng của 83 quốc gia có thu nhập trung bình được chia thành 2 nhóm: những quốc gia có thu nhập trung bình cao (45 quốc gia) và những quốc gia có thu nhập trung bình thấp (38 quốc gia ) trong giai đoạn từ năm 2002 - 2019. Kết quả cho thấy, xét trên tổng thể các quốc gia đang phát triển, chất lượng quản trị không có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng chất lượng quản trị công khi tương tác với tỷ giá có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
93 Tác động của tài chính toàn diện lên tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Nguyễn Gia Bách // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 09 (218) .- Tr. 20 - 25 .- 330
Đánh giá tác động của tài chính toàn diện lên nền kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2021. Để đo lường tài chính toàn diện, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố tài chính để kết hợp nhiều khía cạnh khác nhau vào một chỉ số duy nhất. Nghiên cứu sử dụng mô hình OLS và tìm ra tác động tích cực của tài chính toàn diện lên tốc độ phát triển kinh tế tại Việt Nam. Ngoài ra, tỷ lệ người dân có việc làm và đầu tư nước ngoài cũng góp phần quan trọng trong thúc đẩy kinh tế. Nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề thiếu quan sát trước đây và giới thiệu thêm các khía cạnh mới để đo lường tài chính toàn diện tại Việt Nam.
94 Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Nguyễn Thanh Sơn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 09 (218) .- Tr. 26 - 29 .- 330
Bài viết tập trung phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
95 Phát huy vai trò của chính sách thuế đối với tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam / Lê Xuân Trường, Đào Mai Phương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 09 (218) .- Tr. 15 - 19 .- 658
Bài viết làm rõ cơ sở lý thuyết của chính sách thuế đối với tăng trưởng toàn diện. Phân tích thực trạng chính sách thuế góp phần đảm bảo tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam trong 2 thập kỷ vừa qua và đề xuất các giải pháp góp phần phát huy vài trò của chính sách thuế đối với tăng trưởng toàn diện thời gian tới.
96 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Đoàn Ngọc Phúc // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Tr. 81 - 83 .- 330
Bài viết nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nguồn dữ liệu được thu thập từ niên giám thống kê của 8 tỉnh, thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến giải thích sử dụng trong nghiên cứu bao gồm vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư tư nhân, vốn FDI, số lượng lao động chưa qua đào tạo và số lượng lao động qua đào tạo có tác động đến biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế được đo bằng quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
97 Kinh tế Việt Nam và những dự báo về phát triển năm 2021 / Phan Thị Phương Thảo, Cù Thi Nhung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.15 - 17 .- 330
Kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid - 19 nhưng đã có những tín hiệu phục hồi khả quan. Với kỳ vọng dịch bệnh sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường, các chỉ số về triển vọng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục duy trì ở mức ổn định và tạo đà để phát triển tích cực, bất chất dịch bệnh Covid - 19 đang có những diễn biến phức tạp.
98 Tác động của tiêu thụ năng lượng tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Khối Liên minh Châu Âu / Nguyễn Thị Kim Tín, Nguyễn Công Thắng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 130-131 .- 330
Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu tác động của tiêu thụ năng lượng tới tăng trưởng kinh tế tại khu vực EU. Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 23 quốc gia thuộc khu vực EU trong giai đoạn 1990-2019
99 Đo lường mối quan hệ giữa tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Văn Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr. 68 - 71 .- 330
Trong những năm vừa qua, Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức từ 5% đến 7%, một con số đáng mong ước của các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lại chủ yếu đến từ việc gia tăng vốn đầu tư và sử dụng nhiều lao động. Để làm sáng tỏ điều này, bài viết tập trung đánh giá thực trạng và phân tích định lượng nhằm làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm và năng suất lao động ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhân tố đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
100 Phát triển kinh tế số ASEAN: thực trạng và giải pháp / Phạm Thị Thanh Bình // .- 2021 .- Số 9 .- Tr.52 - 55 .- 330
Kinh tế số (Digital economy) là nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số. Ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia thuộc ASEAN, kinh tế số không chỉ "bệ phóng" cho tăng trưởng kinh tế, mà còn là cơ sở thúc đẩy kết nối ASEAN với các đối tác trong và ngoài khu vực. Kinh tế số của ASEAN đang phát triển mạnh, có tiềm năng trở thành một trong năm nền kinh tế số hàng đầu thế giới. Thị trường kỹ thuật số ASEAN đã tăng gấp ba lần trong ba năm (2017-2020) và chiếm 7% GDP của ASEAN sẽ lên tới 300 tỷ USD năm 2025.