CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tăng trưởng kinh tế
61 Tác động của đầu tư vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1993-2020 / Nguyễn Thanh Cai, Nguyễn Minh Hải // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 22 .- Tr. 31-37 .- 330
Bằng phương pháp thu thập số liệu được công bố, thống kê, phân tích, liên hệ, so sánh... để đánh giá về định tính, sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá bằng định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 1993-2020 ở Việt Nam, đầu tư ODA có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng rất nhỏ đến tăng trưởng kinh tế.
62 Một số vấn đề về tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Lý Hoàng Mai // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 520 .- Tr. 19 - 28 .- 330
Bài viết nghiên cứu lựa chọn một số quốc gia có đặc điểm kinh tế tương đồng với Việt Nam, nghiên cứu những chính sách và biện pháp để quản lý khu vực kinh tế phi chính thức từ đó rút ra bà học kinh nghiệm cho Việt Nam.
63 Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo / Bùi Văn Huyền // Nghiên cứu kinh tế .- 2021 .- Số 520 .- Tr. 29 - 38 .- 330
Bài viết đánh giá lại quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam từ năm 2011 đến nay, phân tích bối cảnh mới và các yêu cầu đặt ra, từ đó đề xuất giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế nước ta trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
64 Đo lường phát triển kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng bao trùm và bài học cho Việt Nam / Trần Mạnh Tuyến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 16 - 18 .- 330
Trong những năm gần đây, chuyển đổi số đang trở thành hiện tượng được quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Ở cấp độ vĩ mô, chuyển đổi số bao gồm những thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra trong xã hội và các ngành thông qua việc sử dụng công nghệ số. Ở cấp độ tổ chức doanh nghiệp, các công ty đang phải tìm cách đổi mới với những công nghệ này để phát huy mặt tích cực của chuyển đổi số, tạo ra năng suất, hiệu quả hơn. Như cậy, chuyển đổi số sẽ bao gồm một loạt các vấn đề ở các vấn đề ở cả cấp vi mô và vĩ mô của mỗi nền kinh tế.
65 Đóng góp của ngành ICT vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019 / Đặng Thị Việt Đức, Đặng Huyền Linh // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 65-80 .- 330
Mục tiêu của bài báo này là làm rõ đóng góp của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology – ICT) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019 bằng mô hình hạch toán tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, ngành ICT Việt Nam tăng trưởng cao hơn nền kinh tế; Thứ hai, đóng góp của năng suất tổng hợp các yếu tố của ngành ICT Việt Nam trong tăng trưởng GDP của ngành cao hơn so với số liệu tương ứng của nền kinh tế; và thứ ba, tổng đóng góp của các yếu tố đầu vào gồm vốn và lao động ngành ICT cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 2,28%. Tóm lại, mặc dù ngành ICT thể hiện được năng suất tổng hợp cao hơn mức trung bình của nền kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của ngành ICT vẫn còn khiêm tốn tại Việt Nam.
66 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng trong năm 2022 / Đỗ Tất Cường // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 767 .- Tr. 3-6 .- 330
Năm 2021, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dương và đạt được một số kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho việc quay trở lại quỹ đạo phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Bài viết này điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 ở một số lĩnh vực quan trọng, trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng lớn trong năm 2022 và cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn.
67 Sự tham gia của lực lượng lao động và những tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Võ Thị Vân Khánh // .- 2021 .- Số 765 .- Tr. 23-26 .- 330
Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, sự tham gia của lực lượng lao động và tổng vốn cố định hình thành (GFCF). Dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1994 đến năm 2019 được thu thập từ Ngân hàng Thế giới, thông qua mô hình tự hồi quy phân phối trễ chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế trong 26 năm gần đây có diễn biến ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021, trong khi tổng vốn cố định và sự tham gia của lực lượng lao động có mối quan hệ tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn tích cực có ý nghĩa thống kê của tổng vốn cố định và sự tham gia của lực lượng lao động đến tăng trưởng kinh tế.
68 Giải pháp tín dụng và xử lý nợ xấu trong điều kiện nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch COVID-19 / Hoàng Nguyên Khai // .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 95-97 .- 332.12
Gần 2 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng hiệu quả cho nền kinh tế, quyết liệt xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, thực tiễn đang đặt ra những yêu cầu mới, cần có thêm các giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
69 Ảnh hưởng của chính sách thuế tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam / Phạm Quỳnh Mai // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 764 .- Tr. 49-53 .- 658.153
Tại Việt Nam, thuế là nguồn thu lớn, chiếm khoảng 4/5 tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN). Thời gian qua, chính sách thuế đã dần được cải cách, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa vai trò của chính sách thuế, thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục có biện pháp nhằm đảm bảo phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế.
70 Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Trần Hoa Phượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 590 .- Tr. 4 - 6 .- 330
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục trong dài hạn được cho là điều kiện cần, điều kiện ban đầu để các nền kinh tế này hướng tới thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người với các nền kinh tế phát triển có mức sống người dân ổn định cao. Tuy nhiên, bên cạnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các vấn đề xã hội, môi trường, bảo tồn tài nguyên và hệ sinh thái cũng như các giá trị văn hóa truyền thống đều được hầu hết các quốc gia đưa vào nhằm đạt được tính bền vững trong phát triển.