Vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam
Nhóm Tác giả: Lê Thị Thu Hà, Lương Thị Đài Trang, Đào Thị Mai Quyên, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị HồngTóm tắt:
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế, độ mở nền kinh tế, giáo dục và sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến mức độ bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại 29 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 2006-2016. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình của Chen & Puttitanun (2005) cùng bộ chỉ số GP (Park & Ginarte, 1997) và các nguồn dữ liệu nghiên cứu thứ cấp. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng thông qua ước lượng GLS để hiệu chỉnh mô hình, các tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự gia nhập WTO có tác động tích cực tới mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, giáo dục và độ mở của nền kinh tế được chứng minh là hạn chế mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu này cung cấp một cơ sở lý thuyết để chính phủ quốc gia và nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển tại châu Á đưa ra chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa quyền sở hữu trí tuệ.
- Giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023
- Vai trò của thể chế và độ mở thương mại đối với mức tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam
- Tác động của một số nhân tố vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
- Tác động của chỉ số cạnh tranh và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- Tác động của chuyển đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam