CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
81 Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Namtrong bối cảnh Covid-19 / Đào Văn Chung // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 10 (571) .- Tr. 25-28 .- 332.1

Phân tích một số thực trạn, nguyên nhân chủ yếu về rủi ro tín dụng, công tác quản lý rủ ro tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) đồng thời đề xuất một số giải pháp hạn chế, giảm thiếu, quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

82 Vai trò củ tín dụng vi mô đối với nền kinh tế / Trần Công Dũ // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 752 .- Tr. 111-113 .- 332.1

Trình bày khái quát về đặc điểm, vai trò, những ưu điểm và hạn chế của hoạt động tín dụng vi mô đối với nền kinh tế.

84 Chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản : thực tiễn và kiến nghị giải pháp / Nguyễn Mai Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 572 .- Tr. 28-30 .- 332.1

Thắt chặt tín dụng là một trong nhứng mục tiêu mà chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản (TTBĐS) đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Động thái của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục tiêu kiểm soát nguồn vốn vào TTBĐS , thúc đẩy lĩnh vực có giá trị vốn hóa này phát triển theo quỹ đạo lành mạnh, ổn định và minh bạch. Tuy nhiên, chính sách tín dụng khi trở thành thực thể đi vào thực tiễn đã làm nảy sinh nhiều bất cập.

85 Nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh // Ngân hàng .- 2020 .- Số 19 .- Tr.18-25 .- 332.12

Trình bày tình hình tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế; các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại; mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; một số kiến nghị; hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

86 Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Nguyễn Thị Thanh Huyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 555 .- Tr. 46-48 .- 332.1

Đanh giá nguyên nhân và thực trạng sử dụng nguồn vốn, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thứcđối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

87 Tín dụng tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển / Phương Chi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 21 (558) .- Tr. 24-26 .- 332.12

Bài viết tìm hiểu các chính sách ưu tiên khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, thực trạng tín dụng đối với lĩnh vực CNHT và chỉ ra những giải pháp nhằm đào tạo điều kiện cho lĩnh vực CNHT phát triển hiệu quả.

88 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính sách cho người nghèo / Nguyễn Lan Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.49 - 51 .- 332.04

Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công tác xoá đói giảm nghèo. Để có được thành công, bên cạnh các cơ chế, chính sách của chính phủ, sự hỗ trợ hợp tác của các tổ chức trong nước và quốc tế, vai trò của nguồn vốn tín dụng có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của nguồn vốn tín dụng, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng cho công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế. Bài viết đề cập đến các giải pháp tăng cường cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách cho người nghèo ở Việt Nam.

89 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể / Lê Hoàng Anh // .- 2020 .- Số 736 .- Tr. 82 – 86 .- 658

Bài viết gợi ý một vài giải pháp nhằm góp phần giúp các hộ kinh doanh cá thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức hiệu quả hơn trong thời gian tới.

90 Điện thoại thông minh thúc đẩy tiếp cận tín dụng của hộ gia đình ở Tây Bắc, Việt Nam : hàm ý chính sách ứng dụng công nghệ số trong thúc đẩy tài chính toàn diện ở nông thôn / Đỗ Xuân Luận // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 68-88 .- 332.12

Nghiên cứu nhằm kiểm định giả thuyết cho rằng sở hữu điện thoại thông minh tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ nông thôn. Nghiên cứu phát triển mô hình probit với biến công cụ (IVprobit) để phân tích số liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 539 hộ nông thôn ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. Kết quả cho thấy sở hữu điện thoại thông minh có tương quan thuận tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nông thôn. Điện thoại giúp người dân tiếp cận các thông tin về nguồn vốn, điều kiện và quy trình vay vốn thuận tiện hơn. Điện thoại cũng giúp người dân nắm bắt được các kiến thức sản xuất, kinh doanh để tăng kiến thức và năng lực tiếp cận và sử dụng vốn vay. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng phát triển các ứng dụng trên điện thoại thông minh để cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác tới nông thôn miền núi là tiềm năng để giảm chi phí giao dịch và sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp. Tuy vậy, các rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch cần được giảm thiểu để tăng niềm tin của người sử dụng. Ngoài ra, nâng cao năng lực cho người dân nông thôn trong ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh là rất cần thiết.