CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
91 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay lại vốn Oda tại các tổ chức tín dụng / Trần Thị Lưu Tâm, Nguyễn Hoàng Dũng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 56 - 59 .- 658

Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay lại vốn Oda tại các tổ chức tín dụng từ đó giúp ngân hàng xây dựng các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động này.

92 Các giải pháp của NHNN để tăng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Quốc Hùng // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 54-57 .- 332.12

Bài viết điểm lại các giải pháp của NHNN và ngành ngân hàng đã thực hiện để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, góp phaanfhoox trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời nêu một định hướng điều hành của NHNN trong thời gian tới.

93 Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Hữu Thu, Lê Thị Phương // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 59 – 61 .- 332.01

Bài viết đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh một số chỉ tiêu đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

94 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt nam giai đoạn 2014-2019 / Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 13 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Thực trạng tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-2019; mô hình nghiên cứu nhân tố tác động tới TTTD của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-2019; Một số đề xuất nhằm thúc đẩy TTTD bền vững tại các NHTM Việt Nam.

95 Tác động của đại dịch covid-19 đến ngành ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị / // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 2-11 .- 332.12

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Bài viết này đánh giá ba tác động chủ yếu của đại dịch Covid-19 đến ngành ngân hàng của Việt Nam: Thu nhập từ lãi giảm do sụt giảm lãi suất huy động và cấp tín dụng; Chất lượng tài sản xấu đi do hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ngưng trệ; Sụt giảm thu nhập từ dịch vụ do gia tăng hỗ trợ khách hàng về phí dịch vụ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị giúp ngành ngân hàng tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, vượt qua khó khăn, phát huy vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần: (i) Trợ giúp trực tiếp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại có hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn; (ii) Bổ sung danh mục các đối tượng được hưởng ưu tiên lãi suất trần liên quan tới đại dịch hoặc biến đổi khí hậu; (iii) Ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Các định chế tài chính cần: (i) Tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới; (ii) Thống nhất “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” tránh lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.

96 Tác động của tín dụng đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam / Lê Quốc Hội // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 23-31 .- 658

Bài viết ước lượng tác động của tín dụng tới bất bình đẳng thu nhập ở Việt nam bằng việc sử dụng dữ liệu cấp tỉnh và phương pháp ước lượng Moment tổng quát. Khác với nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này phân tách tác động riêng của từng loại hình tín dụng tới bất bình đẳng thu nhập. Kết quả cho thấy trong khi tín dụng thương mại làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập thì tín dụng chính sách lại góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm kết hợp phát triển thị trường tín dụng với giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.

97 Chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất của agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ: Thực trạng và giải pháp / Ngô Thị Hương Giang, Phạm Tuấn Anh // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 94-99 .- 332.12

Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các Ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nghiên cứu này tập trung đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất (HSX) qua 5 tiêu chí của mô hình SERVQUAL về chất lượng dịch vụ của Parasuraman: Độ tin cậy, sự cảm thông, khả năng đáp ứng, độ bảo đảm và phương tiện hữu hình. Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ sản xuất. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ sản xuất của Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới.

98 Kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng có bảo đảm bằng tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức tín dụng / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Đinh Văn Hoàn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 20(533) .- Tr. 16-21 .- 332.12

Trình bày các phương thức cấp tín dụng có bảo đảm bằng tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức tín dụng; Rủi ro và những biến tướng của các phương thức cấp tín dụng có bảo đảm bằng tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức tín dụng; Kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng có bảo đảm bằng tiền gửi tiết kiệm.

99 Kết nối cung - cầu tín dụng chính thức nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái / Đỗ Xuân Luận, Đỗ Minh Khang // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 268 .- Tr. 82-92 .- 332.1

Nghiên cứu này phân tích những rào cản trong kết nối cung cầu tín dụng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Kết quả cho thấy các rào cản có liên quan đến tài sản thế chấp, sở hữu tài khoản ngân hàng, trình độ học vấn, năng lực quản lý vốn vay ủy thác và diện tích đất canh tác. Để tháo gỡ những rào cản, nhà nước cần tăng cường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất để các chủ thể nông nghiệp có thể sử dụng thế chấp ngân hàng. Ngoài ra, thúc đẩy tiếp cận tài khoản ngân hàng là cần thiết để phát triển tài chính toàn diện và tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho khu vực nông nghiệp. Hội phụ nữ và hội nông dân cần được nâng cao năng lực trong quản lý vốn vay ủy thác. Ngân hàng cần chủ động hơn trong xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với phía cầu tín dụng và các cơ quan quản lý nhà nước để mở rộng tín dụng nông nghiệp ít phụ thuộc tài sản thế chấp.

100 Xu hướng phát triển tín dụng tiêu dùng dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0 / Nguyễn Thị Minh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 192 .- Tr. 62-64 .- 658

Nhận diện cuộc cách mạng 4.0; những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đến xu hướng của phát triển tín dụng tiêu dùng; giải pháp và kiến nghị.