CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
62 Khoảng cách quyền lực, quy định pháp lý và sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính / Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Nguyễn Thị Diễm Kiều // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 45-49 .- 340

Bài nghiên cứu phân tích tác động của khoảng cách quyền lực trong văn hóa quốc gia đến sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính, đặc biệt trong bối cảnh có hoặc không tồn tại các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến tín dụng công nghệ tài chính. Sử dụng một cơ sở dữ liệu rộng lớn trên 71 nền kinh tế, trong giai đoạn 2013 - 2019, kết quả nghiên cứu xác nhận tác động ngược chiều có ý nghĩa của khoảng cách quyền lực trong văn hóa quốc gia đến sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính.

63 Quản lý chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại : những bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế / Nguyễn Xuân Lâm, Trần Thị Toàn // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 6(225) .- Tr. 42-45 .- 658

Bài viết trình bày những nội dung về kinh nghiệm quản lý chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại của một số quốc gia như Thái Lan, Mỹ. Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, về quản lý chất lượng tín dụng NHTM.

64 Tác động của lãi suất điều hành đến tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2017-2021 và một số kiến nghị / Tống Đàm Giang, Tống Mỹ Ngân // Ngân hàng .- 2022 .- Số 17 .- Tr. 34-38 .- 332.12

Mối tương quan giữa lãi suất điều hành và tăng trưởng tín dụng. Thực trạng tác động của lãi suất điều hành đến tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam giai đoạn 2017-2021. Một số kiến nghị.

65 Tín dụng thương mại và giá trị công ty: Cách tiếp cận động / Phan Trần Minh Hưng // .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 12-20 .- 332.17

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ động giữa đầu tư vào tín dụng thương mại và giá trị công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp ước lượng và không chịu ảnh hưởng chi phối bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu.

66 Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho năng lượng tái tạo ở Việt Nam / Bùi Thị Hoàng Lan // .- 2022 .- Số 777 .- Tr. 52-54 .- 332.12

Trình bày tín dụng phục vụ phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, những kết quả đạt được, khó khăn - vướng mắc và đề xuất giải pháp.

67 Ứng dụng học máy vào xử lý dữ liệu trong hoạt động thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam / Phan Huy Thắng, Vũ Thị Phương Thảo // .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 11-17 .- 332.1

Bài viết nghiên cứu thực trạng, kết quả nghiệp vụ xử lý dữ liệu trong hoạt động thông tin tín dụng tại CIC, những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn; từ đó, đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ mới (học máy) để năng cao hiệu quả của hoạt động này.

68 Tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam / Phạm Ngọc Dũng, Bùi Thị Mến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 5 - 10 .- 657

Bài viết thực hiện phân tích hiện trạng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng nông nghiệp xanh ở Việt Nam qua đó đề xuất một số kiến nghị đối với chủ thể cho vay, đối tượng sử dụng vốn, Ngân hàng nhà nước nhằm thúc đẩy ngồn vốn phát triển nông nghiệp bền vững.

69 Phát triển dịch vụ phi tín dụng ở các ngân hàng thương mại / TS. Đỗ Thị Thùy // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 3+4 .- Tr. 40-45 .- 332.12

Bài viết tìm hiểu thực trạng và những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng hiện nay của các NHTM, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp phát triển dịch vụ phi tín dụng cho các NHTM.

70 ICTs thúc đẩy tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc : hàm ý chính sách kết nối cung cầu dịch vụ ngân hàng số ở nông thôn Việt Nam / // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 22-41 .- 910

Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 370 hộ bằng phiếu khảo sát thiết kế trước. Chỉ số ứng dụng ICTs được ước lượng bằng phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) dựa trên 11 biến thành phần, phản ánh toàn diện các khía cạnh khác nhau của ICTs như: Sử dụng điện thoại thông minh, máy tính, kết nối Internet, Zalo và Facebook. Biến ICTs sau đó được tích hợp như một biến giải thích trong mô hình ước lượng Heckman hai bước. Sau khi xử lý vấn đề nội sinh và thiên lệch lựa chọn, kết hợp sử dụng các biến độc lập kiểm soát, kết quả ước lượng cho thấy ICTs có tác động tích cực đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, phát triển các dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng ứng dụng ICTs giúp tháo gỡ những rào cản tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.