CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
71 Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xếp hạng tín dụng tại Việt Nam : triển vọng và trở ngại / Nguyễn Thị Hồng Vinh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 17(578) .- Tr. 32-37 .- 332.1

Trình bày những triển vọng cũng như trở ngại của việc ứng dụng công nghệ AI trong chấm điểm tín dụng; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cung cấp sự giám sát đối với việc chấm điểm tín dụng bằng công nghệ để đảm bảo quá trình này minh bạch, chính xác và công bằng.

72 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa / Lê Danh Lượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 599 .- Tr. 40 - 42 .- 658

Bài viết phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn từ quỹ tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

73 Đánh giá tác động của chương trình trợ cấp khai thác thuỷ sản theo Nghị định 67 / Phạm Thị Thanh Thủy, Vũ Kế Nghiệp, Nguyễn Trọng Lương // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 291 .- Tr. 45-52 .- 658

Trợ cấp thuỷ sản là một trong những công cụ quản lý thường được các quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm mục tiêu hiện đại hoá đội tàu khai thác để có thể tham gia đánh bắt xa bờ và ở vùng biển quốc tế. Nghiên cứu này phân tích, đánh giá tác động của chương trình trợ cấp tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản tại Việt Nam theo Nghị định 67 trên cơ sở xem xét quan điểm kinh tế, môi trường và xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tàu được nhận trợ cấp hoạt động có lãi, và sự gia tăng lợi nhuận này chủ yếu là do doanh thu tăng hơn là do chi phí giảm. Tuy nhiên, chương trình này chủ yếu mang lại lợi ích cho các chủ tàu lớn, và có thể làm cạn kiệt nguồn lợi và ảnh hưởng đến lợi nhuận của nghề cá trong dài hạn.

74 Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nhằm mở rộng tiếp cận tín dụng trong sản xuất nông nghiệp / Nguyễn Cảnh Hiệp // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 16-20 .- 658

Bài viết nhìn lại thực trạng chính sách hỗ trợ bảo hiểm đối với sản xuất nông nghiệp được ban hành và áp dụng trong những năm gần đây, chỉ ra một số hạn chế trong việc hỗ trợ phí bảo hiểm cho các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nội dung cần hoàn thiện trong các quy định về hỗ trợ bảo hiểm nhằm góp phần mở rộng tiếp cận tín dụng trong sản xuất nông nghiệp.

75 Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam / Bùi Huy Trung, Mai Hương Giang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 755 .- Tr.101 - 103 .- 658

Thời gian qua, cơ chế chính sách về tín dụng và hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày một kiện toàn, tạo điều kiện thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn tín dụng. Tuy nhiên, thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn, nhất là nguồn vốn tín dụng, điều này đòi hỏi phải tiếp tục có các giải pháp để tháo gỡ. Bài viết nghiên cứu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng và đề xuất, khuyến nghị giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

76 Các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam / Phan Ngọc Hà // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 4(47) .- Tr. 125-130 .- 332.17

Trong hoạt động ngân hàng tín dụng được đánh giá là một trong các loại nghiệp vụ có độ rủi ro cao nhất. Bên cạnh đó ngân hàng thương mại cổ phần còn đối mặt với nhiều loại rủi ro lạm phát, thị trường, lãi suất, hối đoái, tái đầu tư, thanh khoản, chính sách, … Tùy nhiên những năm gần đây là rủi ro tín dụng. Từ tình hình thực tế đưa ra một số biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng.

77 Quản lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trước tác động của đại dịch covid-19 / Hoàng Nguyên Khai // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 760 .- Tr. 62-64 .- 332.024

Đại dịch covid-19 bùng phát khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân gặp rất nhiều khó khăn, theo đó đã ảnh hưởng đến quản lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng nợ xấu hệ thống Ngân hàng Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị quản lý nợ xấu

78 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của ngành khai thác hải sản tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Ngọc Hậu, Trần Bửu Long // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 753 .- Tr. 183-185 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và lượng vốn được vay như: hình thức sở hữu, trình độ học vấn, thời gian quản lý, giá trị máy móc, doanh số bán; những đối tượng vay vốn từ nguồn vốn tín dụng chính thức có doanh thu và lợi nhuận cao hơn đối tượng vay từ nguồn phi chính thức...

79 Nghiên cứu về hiệu lực của chính sách tín dụng đối với sinh viên Việt Nam / Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Nguyệt Nương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 751 .- Tr. 53-57 .- 332.12

Tín dụng sinh viên từ lâu đã được đánh giá là một trong những chính sách điểm nhấn của công cuộc phát triển bền vững, tối ưu hóa tài chính giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục đại học và thúc đẩy sự bình đẳng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục bậc cao của học sinh, sinh viên. Bài viết trình bày những khía cạnh quan trọng của chương trình tín dụng sinh viên tại Việt Nam đồng thời khảo sát tính hiệu quả và phân tích tiềm năng cũng như hạn chế, nhằm mục đích tìm ra hướng đi tối ưu nhất.

80 Cần cơ chế đặc thù hỗ trợ khách hàng vay vốn tại VDB / Nguyễn Hoàng Phương Thanh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 8 (569) .- Tr. 37-39 .- 332.12

Tác động của dịch Covid-19, nhiều dự án đầu tư phát triển (ĐTPT) đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc thu xếp nguồn vốn để trả nợ vay cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), thậm chí có những dự án đã bắt đầu phát sinh nợ quá hạn hoặc kéo dài, tình trạng chậm thanh toán nợ gốc và lãi đã quá hạn từ trước đó. Do vậy, việc nghiên cứu áp dụng một số giải pháp đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án các nay là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bài viết này chỉ rõ những vướng măc, khó khăn của các dự an vay vốn tại tại VDB, từ đó đề xuất một số biện pháp xử lý.