CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tín dụng

  • Duyệt theo:
101 Quan hệ giữa tín dụng và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính : vấn đề rút ra từ những nghiên cứu quốc tế nổi bật / Nguyễn Thị Hòa // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 17(530) .- Tr. 19-23 .- 332.1

Bài viết điểm lại một số nghiên cứu quốc tế điển hình về mối quan hệ giữa hai biến số này, từ đó rút ra một số kết luận đáng chú ý trong quan hệ giữa tín dụng và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính.

102 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại PVCOMBANK - chi nhánh Quy Nhơn / Văn Thị Thái Thu, Mạnh Xuân Phát // Tài chính doanh nghiệp .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 22-23 .- 657

Đề cập về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB.

103 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tín dụng tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Trương Quốc Cường, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Minh Phương // Ngân hàng .- 2019 .- Số 17 .- Tr. 2-9 .- 330

Trình bày thực trạng tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam; Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam.

104 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên / Hà Minh Sơn // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 8(193) .- Tr. 33-36 .- 332.12

Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách đối với học sinh, sinh viên để có biện pháp hữu hiệu nhằm không ngững nâng cao hiệu quả của chương trình là thực sự cần thiết

105 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình nông thôn / Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 12(525) .- Tr. 19-23 .- 332.12

Chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của khách hàng ở khu vực này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ gia đình nông thôn.

106 Xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Namngân hàng thương mại / Phạm Thị Kim Ánh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 50-52 .- 332.12

Xu hướng gia tăng nợ xấu tại nhiều ngân hàng thương mại; những ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng và một số khuyến nghị.

107 Ngành ngân hàng tiếp tục đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế / Hoàng Thị Hường // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2019 .- Số 10 (523) .- Tr. 33-37 .- 332.12

Bài viết điểm lại một số nét nổi bật của hoạt động ngân hàng thời gian qua, những khó khăn cần tháo gỡ và một số đề xuất.

108 Phòng ngừa quỹ tín dụng đen đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn / Nghiêm Văn Bảy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 6(191) .- Tr. 24-27 .- 332.1

Bài viết phân tích những tác động xấu của quỹ tín dụng đen và đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa sự hoạt động của quỹ tín dụng đen để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.

109 Tiếp cận tín dụng chính thức trong phát triển chuỗi giá trị nông sản: Động lực cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam / Đỗ Xuân Luận, Đỗ Thu Dung // Phát triển kinh tế - Jabes .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 5-27 .- 658

Nghiên cứu sử dụng số liệu từ phỏng vấn 163 nông hộ và các bên liên quan nhằm phân tích những rào cản tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng măng Bát Độ ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính, kết quả cho thấy lượng tín dụng có tương quan thuận với sự gia tăng về thu nhập từ măng Bát Độ của nông hộ. Tuy nhiên, những rào cản tiếp cận tín dụng vẫn tồn tại và cản trở sự phát triển chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra các hộ là thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ và có tài sản thế chấp gặp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay; việc mở rộng lượng vốn vay có thể tăng thu nhập của nông hộ trong chuỗi giá trị; nâng cao năng lực của các tổ chức hội ở địa phương giúp giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng trong các giao dịch tín dụng ở nông thôn. Nhà nước cần đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các nông hộ có thể thế chấp vay vốn và thành lập các kênh hợp tác giữa ngân hàng, nông hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã và các bên liên quan khác nhằm kết nối cung - cầu tín dụng trong phát triển chuỗi giá trị. Ngoài ra, tiêu thụ măng Bát Độ thông qua hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp là cần thiết để giảm rủi ro thị trường, từ đó thúc đẩy cho vay theo chuỗi giá trị.

110 Phân tích các yếu tố tác động đến khoảng cách về giới trong tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Vững // Kinh tế & phát triển .- 2019 .- Số 259 tháng 1 .- Tr. 36-45 .- 332.1

Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình năm 2016 để phân tích các yếu tố tác động đến sự khác biệt về giới trong tiếp cận tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam. Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu đã sử dụng mô hình Logit và phương pháp Blinder-Oaxaca. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) giới tính của chủ hộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ; (ii) Khoảng cách về giới đối với lượng tín dụng chính thức mà hộ gia đình được vay là 3.899,607 nghìn đồng Việt Nam (VND), các yếu tố tác động đến khoảng cách về giới này bao gồm: các yếu tố có thể giải thích được chiếm 35,16%, và các yếu tố không giải thích được chiếm 64,84%.