CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tín dụng
1 Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Cảnh Hiệp, Vũ Thị Tâm Thu // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 14-19 .- 332
Bài viết này nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2023 của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thông qua việc phân tích kết quả thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mà ngành Ngân hàng đã triển khai trong năm vừa qua, bài viết chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản tác động tiêu cực đến việc mở rộng quy mô tín dụng của hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm mở rộng quy mô tín dụng của hệ thống ngân hàng hiện nay để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 theo định định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
2 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình / Đoàn Thị Hân, Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Đỗ Thị Thuý Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 38-42 .- 658
Trong nghiên cứu này, sử dụng mô hình phân tích hồi quy Binary logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Kết quả hồi quy cho thấy giới tính của chủ hộ, kinh nghiệm sử dụng tín dụng, điều kiện KTXH địa phương, Quy trình và thủ tục cho vay và chất lượng nhân lực của các TCTD có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, các tổ chức cho vay cần xem xét quy trình, thủ tục cho vay phù hợp và nâng cao chất lượng của nhân lực trong các tổ chức tín dụng. Có sự phối hợp giữa chính quyền và TCTD để hỗ trợ cho các hộ nông dân về cách thức tiếp cận và sử dụng vốn hiệu quả.
3 Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam / Chu Thị Thanh Tú, Chu Thị Hoàng Oanh // .- 2024 .- Số 07 - Tháng 4 .- Tr. 27 – 33 .- 332
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam.
4 Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 44 – 47 .- 332
Tín dụng chính sách xã hội là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời cũng là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới. Đây là chính sách hết sức thiết thực, hiệu quả, đã thực sự đi vào cuộc sống và được người dân đồng tình ủng hộ. Bài viết trình bày thực trạng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
5 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội / Nguyễn Ngọc Ân // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 120-123 .- 332.12
Thực hiện chức năng luân chuyển vốn, hoạt động tín dụng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, tác động trực tiếp đến hiệu quả và sự ổn định trong kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng tạo ra những rủi ro nhất định cho ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19. Bài viết phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và đề xuất định hướng giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
6 Tác động của vốn chủ sở hữu với dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đặng Thị Ngọc Lan, Đinh Thị Hồng Quyên // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 106-108 .- 332
Nghiên cứu này phân tích tác động của vốn chủ sở hữu với dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Với độ tin cậy 99%, kết quả nghiên cứu tìm thấy tác động của vốn chủ sở hữu đến dự phòng rủi ro tín dụng có ý nghĩa thống kê. Kết quả còn cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở và quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến dự phòng rủi ro tín dụng trong khi đó tỷ lệ lạm phát lại có tác động tiêu cực đến dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời nghiên cứu cũng tìm thấy có tồn tại một ngưỡng đảo chiều, cho thấy nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu dưới mức 44,6% so với tổng tài sản sẽ làm cho ngân hàng thương mại có xu hướng giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Qua đó, nghiên cứu cung cấp thêm góc nhìn về quản trị nguồn vốn trong hoạt động điều hành ngân hàng thương mại nhằm hướng tới hiệu quả và phát triển bền vững trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
7 Tác động từ cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hоạt động củа các ngân hàng thương mại / Dương Nguyễn Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 109-111 .- 332.12
Nghiên cứu này phân tích các tác động củа cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hоạt động củа các ngân hàng thương mại Việt Nаm thông qua dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo được kiểm toán của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các mô hình bình phương nhỏ nhất, tác động cố định, tác động ngẫu nhiên, mô men tổng quát hệ thống. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị các chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
8 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng nông nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Nghệ An / Đặng Thành Cương // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 22-25 .- 658
Dựa vào mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy tuyên tính (MRA), tác giả đã điêu tra, thu nhập dữ liệu từ 439 khách hàng sư dụng dịch vụ tín dụng nông nghiệp tại NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An, NHNo&PTNT Tây Nghệ An, NHNo&PTNT Nam Nghệ An, HBBank-Nghệ An, BIDV-Nghệ An, VCB-Nghệ An là những ngân hàng có thị phân tín dụng nông nghiệp chiêm phân lớn tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp trên toàn tỉnh Nghệ An. Kêt quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đên chất lượng tín dụng nông nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Nghệ An theo thứ tự là Sự đồng cảm, Phương tiện hữu hình và Sự đảm bảo, Tính đáp ứng và cuối cùng là Sự tin cậy.
9 Hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An / Đặng Thành Cương // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 162-164 .- 332.04
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại luôn chứa đựng rủi ro, một trong những rủi ro ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đó là rủi ro tín dụng. Khi ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ giảm được các tổn thất có thể xảy ra và gia tăng lợi nhuận. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Nam Nghệ An thôngqua các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và nợ mất vốn trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023, nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Nam Nghệ An trong thời gian tới.
10 Tín dụng chính sách trong bức tranh tài chính toàn diện ở Việt Nam / Nguyễn Việt Hưng, Trần Thị Thương Hiền, Nguyễn Thị Hồng Lanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 49-52 .- 332
Trong xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, cũng như các nước thế giới, Việt Nam đang chú trọng việc thúc đẩy sự phát triển của tài chính toàn diện. Cụ thể, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện an toàn, hiện quả, bền vững; có sự phối hợp, tham gia của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân… Trong bức tranh tài chính toàn diện, tín dụng chính sách đang là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.