Tác động của đại dịch covid-19 đến ngành ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
Nhóm Tác giả: Lê Thanh Tâm, Trương Thị Hoài Linh, Lương Thái Bảo, Hoàng Thị Lan Hương, Đỗ Hoài LinhTóm tắt:
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Bài viết này đánh giá ba tác động chủ yếu của đại dịch Covid-19 đến ngành ngân hàng của Việt Nam: Thu nhập từ lãi giảm do sụt giảm lãi suất huy động và cấp tín dụng; Chất lượng tài sản xấu đi do hoạt động kinh doanh của khách hàng bị ngưng trệ; Sụt giảm thu nhập từ dịch vụ do gia tăng hỗ trợ khách hàng về phí dịch vụ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị giúp ngành ngân hàng tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, vượt qua khó khăn, phát huy vai trò tích cực trong việc hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cần: (i) Trợ giúp trực tiếp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại có hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn; (ii) Bổ sung danh mục các đối tượng được hưởng ưu tiên lãi suất trần liên quan tới đại dịch hoặc biến đổi khí hậu; (iii) Ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Các định chế tài chính cần: (i) Tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới; (ii) Thống nhất “chuẩn chung” cho công cuộc “giải cứu” tránh lạm dụng và dòng vốn đi sai mục tiêu ban đầu.
- Tác động của Thông tư 200 đến mô hình xếp hạng tín dụng sử dụng phương pháp trí tuệ nhân tạo
- Đổi mới các quy định pháp lý liên quan đến quy trình cho vay và một số khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng
- Mô hình tác động của tín dụng ngân hàng đến thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN: Tiếp cận theo Bayes
- Tác động của các nhân tố đến quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tại Hà Nội
- Tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng tín dụng - Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam