CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp
31 Về sự diễn giải ngữ pháp tiếng Việt trong Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị của J.L. Taberd / Trần Hương Thục // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 41-54 .- 895
Bài viết đề cập đến một vài vấn đề cụ thể trong diễn giải của Taberd về ngữ pháp tiếng Việt
32 Ý nghĩa biểu trưng của từ lòng trong ca từ các ca khúc cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 / Nguyễn Thị Thúy Hà // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 135-147 .- 895
Bài viết phân tích ý nghĩa biểu trưng của từ lòng trong 175 bài hát cách mạng từ năm 1945 đến 1975. Ý nghĩa biểu trưng của từ lòng phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau như: thế giới tâm lý-tình cảm, ý chí, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử oai hùng và khốc liệt, gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp.
33 Đặc điểm lớp từ chỉ tên gọi động vật trong tiếng Ê đê / Nguyễn Minh Hoạt // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 87-92 .- 895
Bài viết nghiên cứu về đặc điểm lớ từ chỉ tên gọi động vật trong tiếng Ê đê, giúp chúng ta hiểu thêm về đặc điểm, cấu tạo tiếng Ê đê, và cách sử dụng ngôn ngữ của người Ê đê khi đặt tên cho các loài động vật liên quan đến cuộc sống của họ. Từ đó chúng ta hiểu hết văn hóa người Ê đê thông qua ngôn ngữ.
34 Đôi điều cần chú ý khi dịch câu trần thuật tiếng Việt và tiếng Anh / Tô Minh Thanh // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 03-22 .- 428
Bài viết có thể hỗ trợ người đọc diễn đạt những ý tương đương về ngữ nghĩa để chuyển dịch câu trần thuật tiếng Anh cơ bản và ngược lại.
35 Sự biến đổi của formant nguyên âm đơn tiếng Việt qua các phương tiện thu âm khác nhau / Đinh Thị Hằng // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 8+9 .- Tr. 148-160 .- 895
Bài viết này tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của các phương tiện thu nhận tín hiệu tới formant nguyên âm tiếng Việt , tìm ra sự thay đổi và khác biệt của các forrmant qua các phương tiện thu âm khác nhau, đó là: bằng máy tính và bằng điện thoại.
36 Vai trò lịch sự của chủ ngữ trong tiếng Khmer Nam Bộ (Có so sánh với tiếng Việt) / Phan Thanh Bảo Trân // Ngôn ngữ .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 23-40 .- 895
Bài viết dựa vào bình diện ngữ pháp và ngữ dụng, phân tích tính lịch sự của chủ ngữ trong câu tiếng Khmer. Ngoài ra còn góp phần miêu tả rõ hơn chủ ngữ tiếng Khmer trong sự hành chức của ngôn ngữ, từ đó giúp cho việc dạy song ngữ Việt – Khmer được thuận lợi hơn.
37 Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa của quan hệ từ phụ thuộc “bằng” trong tiếng Việt / La Thị Mỹ Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 10 - 17 .- 400
Bàn về vấn đề: “Vai trò ngữ pháp, ngữ nghĩa của quan hệ từ phụ thuộc bằng trong tiếng Việt, một quan hệ từ vốn chỉ được khái quát sơ lược trong các sách ngữ pháp mà chưa được xem xét kĩ lưỡng, chỉ ra những đặc điểm cụ thể trên bình diện kết học, nghĩa học theo đường hướng của ngữ pháp chức năng. Khai thác từ các tác phẩm văn học của một số nhà văn nổi tiếng: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng.
38 Vai trò ẩn dụ ngữ âm trong Hồng Lâu Mộng / Phan Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 76 - 83 .- 400
Dựa vào quan điểm ẩn dụ tri nhận tiến hành phân tích một số ẩn dụ ngữ âm tiêu biểu trong Hồng lâu mộng nhằm giúp đọc giả hiểu hơn về tác giả, tác phẩm, qua đó thấy được đặc trung tiêu biểu của tiếng Hán và vai trò đặc biệt của ẩn dụ ngữ âm trong vận dụng ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại.
39 Vương Hồng Sển và Tự vị tiếng Việt miền Nam – Nhìn từ văn hóa tộc người Nam Bộ / Nguyễn Trương Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 7 (569) .- Tr. 66 - 77 .- 400
Trình bày nội dung: 1. Văn nghiệp Vương Hồng Sển và Tự vị Tiếng Việt miền Nam; 2. Cội nguồn, ngữ nghĩa và văn hóa tộc người Nam Bộ trong Tự vị Tiếng Việt miền Nam và 3. Kết luận.
40 Góp thêm ý kiến về ngữ vị từ và động ngữ Tiếng Việt / Vũ Đức Nghiêu // .- 2019 .- Số 4 (359) .- Tr. 27-42 .- 400
Tìm hiểu về động từ, tính từ hay vị từ làm thành tố trung tâm ngữ vị từ và động ngữ, ngữ vị từ và verb phrase.