CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp
1 Kiêng kị ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn / Trần Văn Tiếng, Nguyễn Thị Kim Ngọc // .- 2023 .- Volume 8 (N1) - Tháng 9 .- Tr. 19-25 .- 495.78
Kiêng kị ngôn ngữ (language taboo) là hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Biểu hiện của hiện tượng này là trong khi giao tiếp, người ta cần kiêng kị, cần tránh nói ra những từ ngữ có thể làm người nghe bị xúc phạm, khó chịu. Những từ ngữ kiêng kị khi dùng có thể làm cho cuộc thoại chuyển sang hướng tiêu cực, bất lợi, do vậy người ta cần phải nói tránh đi bằng cách sử dụng một từ ngữ khác. Kiêng kị ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ khá phức tạp có liên quan đến các yếu tố văn hóa dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Việc tránh dùng những từ ngữ kiêng kị thể hiện cách ứng xử ngôn từ trong các tình huống giao tiếp. Tìm hiểu từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn giúp ta thấy được những điểm tương đồng và dị biệt về văn hóa dân tộc, về cách sử dụng từ ngữ thay thế các từ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn, tránh được những "cú sốc văn hóa” khi giao tiếp.
2 Những từ ngữ địa phương Nam bộ trong các tác phẩm văn xuôi từ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 / Trần Văn Tiếng // .- 2023 .- Volume 8 (N1) - Tháng 9 .- Tr. 34-39 .- 495.92
Văn xuôi Nam Bộ cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 là một bộ phận quan trọng trong văn học Việt Nam thời cận đại. Các tác phẩm văn xuôi Nam Bộ ra đời trong giai đoạn này đánh dấu bước chuyển tiếp từ lối hành văn cũ sang cách thể hiện mới của chữ Quốc ngữ.
3 Áp dụng lí thuyết Logic của Hoare đối với câu mệnh lệnh / Bùi Việt Hà, Bùi Duy Dương // .- 2024 .- Số 2 (400) .- Tr. 30-36. .- 400
Trình bày một số vấn đề về áp dụng lí thuyết Logic của Hoare đối với câu mệnh lệnh. Từ đó, sẽ hỗ trợ ngôn ngữ học tính toán bằng cách tái tạo ra mô hình ngữ nghĩa với những công thức nhằm xử lí câu mệnh lệnh một cách rõ ràng và chính xác hơn.
4 Sự chuyển nghĩa của “Sầm uất” trong gần hai thế kỉ (từ 1838 đến nay) / Võ Thị Minh Hà // .- 2024 .- Số 2 (400) .- Tr. 37-45 .- 400
Tập trung tìm hiểu nghĩa từ Sầm uất theo thời gian, thông qua sự ghi nhận của các từ điển. Trong tiếng Việt hiện nay, từ sầm uất là một tính từ, dùng để miêu tả một nơi có nhiều nhà cửa, đông đúc và nhộn nhịp.
5 Thuật ngữ chỉ màu sắc “trắng” trong tiếng Việt nhìn từ góc độ tri nhận ngôn ngữ / Lê Thị Thu Hoài // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 3-13 .- 400
Nghiên cứu về các ý nghĩa liên quan đến thuật ngữ chỉ màu “trắng” để chỉ ra cách thuật ngữ màu này mở rộng chức năng ngữ nghĩa của nó từ nghĩa gốc sang nghĩa hiện tại thông qua các cơ chế hoán dụ, ẩn dụ ý niệm và suy luận ngữ dụng. Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ quan điểm của Wierzbicka rằng ý nghĩa màu sắc đã phát triển dựa trên một số kinh nghiệm phổ quát của con người.
6 Xác lập khái niệm câu đặc biệt trong cú pháp tiếng Việt / Trịnh Quỳnh Đông Nghi // .- 2023 .- Số 345 - Tháng 10 .- Tr. 14-20 .- 400
Xuất phát từ việc phân tích các công trình nghiên cứu về câu đặc biệt trên thế giới và ở Việt Nam, quy chiếu với lý luận chung về câu, bài viết này đề xuất khái niệm câu đặc biệt với kì vọng xác lập cương vị độc lập của đơn vị cú pháp này trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, từ đó phân biệt với các đơn vị khác cấp độ hoặc tương đương cấp độ nhưng không được chấp nhận (như hiện tượng tính lược hoặc câu sai ngữ pháp).
7 Sự phát triển nghĩa của từ chỉ màu đen trong tiếng Việt (Quan khảo sát một số cuốn từ điển giải thích tiếng Việt) / Trịnh Thị Thu Hiền // .- 2023 .- Số 7 (393) .- Tr. 59-67 .- 400
Phân tích nghĩa gốc, các nghĩa phái sinh và nghĩa biểu trưng cử từ chỉ màu sắc cơ sở đen trong 07 cuốn từ điển tiếng Việt qua các giai đoạn để từ đó tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa, sự phát triển nghĩa của từ này trong từ điển tiếng Việt nói riêng, trong tiếng Việt nói chung.
8 Những kết hợp đặc biệt trong cụm từ chính phụ tiếng Việt / Trần Kim Phượng // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 14-21 .- 400
Phân tích và bàn tới những kết hợp đặc biệt những ngoại lệ: Định từ và số từ chuyên phụ cho danh từ lại đi với động từ/ tính từ; Phó từ chuyên phụ cho động từ/ tính từ lại đi với danh từ. Câu hỏi đặt ra là các kết hợp trái quy tắc đó có làm thay đổi bản chất từ loại từ không? Cần phải lí giải chúng như thế nào?.
9 Ngữ nghĩa – ngữ pháp của từ lòng trong tiếng Việt / Vũ Ngọc Hoa // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 39-43 .- 400
Về phương diện nghĩa, lòng là một từ nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm. Lòng biểu trưng cho tình cảm, ý chí của con người và thể hiện đặc trưng văn hóa – dân tộc Việt. Các nét nghĩa khác nhau trong cấu trúc biểu niệm của từ lòng quy định cách thức kết hợp nó với các từ khác trong câu. Chức vụ khá phổ biến của từ lòng trong câu là chức vụ chủ ngữ và bổ ngữ.
10 Dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt / Lê Thị Cẩm Vân // .- 2023 .- Số 341 - Tháng 6 .- Tr. 44-50 .- 400
Trên cơ sở cứ liệu ngôn ngữ, bài viết phân tích đặc điểm của dòng thời gian tinh thần trong tiếng Việt. Trong quá trình phân tích, tác giả có liên hệ, đối chiếu tiếng Việt với ngôn ngữ khác để làm nổi bật đặc điểm của tiếng Việt.