CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
41 Vương Hồng Sển và Tự vị tiếng Việt miền Nam – Nhìn từ văn hóa tộc người Nam Bộ / Nguyễn Trương Tuấn // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 7 (569) .- Tr. 66 - 77 .- 400

Trình bày nội dung: 1. Văn nghiệp Vương Hồng Sển và Tự vị Tiếng Việt miền Nam; 2. Cội nguồn, ngữ nghĩa và văn hóa tộc người Nam Bộ trong Tự vị Tiếng Việt miền Nam và 3. Kết luận.

42 Góp thêm ý kiến về ngữ vị từ và động ngữ Tiếng Việt / Vũ Đức Nghiêu // .- 2019 .- Số 4 (359) .- Tr. 27-42 .- 400

Tìm hiểu về động từ, tính từ hay vị từ làm thành tố trung tâm ngữ vị từ và động ngữ, ngữ vị từ và verb phrase.

43 Những lời nói có cấu trúc theo kiểu thành ngữ, tục ngữ của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội facebook hiện nay / Trần Nhật Chính // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 73 - 78 .- 400

Khảo sát, phân tích những lời nói có cấu trúc theo kiểu thành ngữ, tục ngữ được đông đảo giới trẻ, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên Việt Nam sử dụng trên mạng xã hội Facebook hiện nay.

44 Chiến lược giảm thiểu đe dọa thể diện của hành động cầu khiến / Nguyễn Minh Chính // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 11 (278) .- Tr. 79 - 88 .- 400

Phân tích một số chiến lược giảm thiểu đe dọa mà người nói có thể sử dụng khi tạo ra một phát ngôn cầu khiến dựa trên lí thuyết lịch sự của Kerbrat-Orecchioni, đặc biệt là về các hành động thỏa mãn thể diện (chủ yếu là các chiến lược lịch sự sữa chữa và lịch sự nâng cao giá trị).

45 Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong Nam Việt Dương hiệp tự vị và một số nhận định hữu quan của J. L. Taberd / Trần Hương Thục // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 8 (351) .- Tr. 31 - 45 .- 400

Khảo sát miêu tả danh ngữ tiếng Việt thể hiện như thế nào trên hai nguồn ngữ liệu là các trích dẫn được đưa làm ví dụ trong diễn giải về ngữ pháp tiếng Việt và các mục từ là các cú đoạn trong bảng từ của Nam Việt Dương hiệp tự vị.

46 Cơ chế chuyển đổi chức năng của một số hư từ tiếng Việt / Đào Thanh Lan // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 9 (352) .- Tr. 3 - 10 .- 400

Trình bày tóm lược cách hiểu hư từ và sự phân định hư từ trong tiếng Việt giúp độc giả hiểu phần lí giải một cách thuận lợi.

47 Cấu trúc một số loại khế ước trong Sổ Bộ Hán Nôm Nam Bộ (1819-1918) / Nguyễn Đình Phức // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 8 - 13 .- 400

Xuất phát từ nhu cầu thúc đẩy nghiên cứu, trên cơ sở những điểm chung nhất về cấu trúc văn khế Hán Nôm, giới thiệu cụ thể cấu trúc một số văn bản khế ước Hán Nôm thường dùng, tiếp đó xét thực tế vận dụng trong văn bản Sổ Hộ Hán Nôm Nam Bộ.

48 Xung quanh vấn đề xử lí từ ngữ tiếng Anh trong tiếng Việt hiện nay / Trần Minh Hùng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 27 - 34 .- 400

Điểm lại tình hình xử lí từ ngữ tiếng Anh cũng như ý kiến của các chuyên gia ngôn ngữ học và của những người sử dụng, nhằm đưa ra một cái nhìn bao quát về hiện tượng này.

50 Đối chiếu phần A trong câu tồn tại giữa tiếng Hán và tiếng Việt / Hoàng Tố Nguyên, Vũ Kim Anh, Trần Tuyết Nhung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2018 .- Số 9 (276) .- Tr. 65 - 69 .- 400

Nghiên cứu phần đầu của câu tồn tại (phần A), trong đó A là phần đầu của câu là danh từ hoặc cụm danh từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian.