CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tiếng Việt--Ngữ pháp

  • Duyệt theo:
21 Đặc điểm lời khen về năng lực trong tiếng Hàn và tiếng Việt (với đối tượng là sinh viên Hàn Quốc và Việt Nam) / Dương Mỹ Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 128-138 .- 400

Phân tích các khái niệm tiền đề về lời khen, hành động ngôn từ và hành động khen, phép lịch sự, ngôn ngữ và giới tính để xây dựng cơ sở lý luận của việc nghiên cứu về lời khen. Phân tích đặc điểm lời khen về năng lực của sinh viên người Hàn, so sánh với lời khen về năng lực của sinh viên người Việt.

22 Phương thức cấu tạo từ ngữ lóng trong tiếng Việt / Nguyễn Thị Hoài Tâm // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 12(306) .- Tr. 142-147 .- 400

Phân tích cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học, chỉ ra các phương thức cấu tạo từ ngữ tiếng lóng tiếng Việt như: Phương thức biến đổi hình thức ngữ âm, phương tiện hình thái học, phương tiện ngữ nghĩa. Phương thức biến đổi ngữ âm gồm các biện pháp: đọc chệch âm, hòa âm ...

23 Cơ sở nhận diện các thành phần trong cấu trúc thông tin của câu Tiếng Việt / Đoàn Tiến Lực // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Số 1(307) .- 400

Bài viết dựa trên cơ sở lý thuyết cấu trúc thông tin, chỉ ra hai cơ sở nhận diện thành phần trong cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt trong văn bản đơn thoại là ngữ cảnh và phương tiện từ ngữ đánh dấu.

24 Về một số đặc điểm của hư từ thì trong tiếng Việt (khảo sát trên cứ liệu tuyển tập Nam Cao) / Nguyễn Mạnh Tiến, Vương Lệ Linh Hằng // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 27-33 .- 400

Khảo sát đặc điểm của hư từ thì trong các tác phẩm của nhà văn Nam Cao về các mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, bài viết chỉ ra hai cách dùng của hư từ thì: dùng riêng và dùng theo cặp.

25 Cấu tạo tham thoại dẫn nhập trong phỏng vấn báo chí / Trần Anh Thư // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 38-47 .- 400

Nghiên cứu đến cấu trúc chức năng và quan hệ giữa các hành động trong hai thành phần nòng cốt và thành phần mở rộng kể trên của tham thoại dẫn nhập phỏng vấn báo chí.

26 Các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu hình thức của hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ quyền lực / Bùi Đoan Trang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 1(307) .- Tr. 48-53 .- 400

Nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ đánh dấu hình thức hỏi và hồi đáp hỏi từ góc độ quyền lực cũng như sự chi phối của nhân tố quyền lực đến hành động hỏi và hồi đáp hỏi.

27 Bàn thêm về ngữ nghĩa của trật tự thành phần câu Tiếng Việt / Dương Xuân Quang // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 12-19 .- 400

Phân tích và bàn thêm về bình diện nội dung của sự sắp xếp vị trí các thành phần câu với ngữ liệu là tiếng Việt, trên cơ sở những nhận thức về ngữ nghĩa ngữ pháp.

28 Sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ và cấu trúc gia lượng của Vị từ trong việc xác định ý nghĩa thể sự tình / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 3-11 .- 400

Trình bày sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ và cấu trúc gia lượng của Vị từ trong việc xác định ý nghĩa thể sự tình. Hai thuộc tính thể này là cơ sở xác lập ý nghĩa thể hoàn thành và không hoàn thành của sự tình.

29 Mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm của kết cấu “X + bộ phận cơ thể người” tiếng Việt / Trần Trung Hiếu // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 12(292) .- Tr. 42-53 .- 400

Trên cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận bài báo phân tích các ẩn dụ ý niệm trong các kết cấu “X+ bộ phận cơ thể người” tiếng Việt. Phân tích các ánh xạ ý niệm và mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm. Trên cơ sở đó, khái quát hóa các mô hình tri nhận ẩn dụ ý niệm hóa của dân tộc Việt.

30 So sánh câu đơn và câu đơn mở rộng trong tiếng Việt và tiếng Anh / Nguyễn Quang Minh Triết // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 1(293) .- Tr. 27-32 .- 400

Nghiên cứu về loại câu đơn và mở rộng câu đơn, đồng thời so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa câu đơn tiếng Việt và tiếng Anh.