CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kỹ thuật Xây dựng
211 Nghiên cứu xây dựng công thức tính công suất của động cơ dẫn động máy trộn bê tông xi măng hai trục ngang / ThS. Nguyễn Văn Thuyên, PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệm // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 89-92 .- 624
Trình bày tóm tắt cách xây dựng công thức tính công suất của động cơ dẫn động máy trộn bê tông xi măng hai trục ngang ở hai giai đoạn: Trộn khô và trộn ướt, sử dụng công thức mới thu được để tính toán và so sánh giữa công suất lý thuyết với công suất thực tế trên một số máy trộn đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
212 Quan hệ giữa hệ số cố kết ngang và đứng của sét mềm bão hòa nước theo kết quả thí nghiệm CPTU / Bùi Trường Sơn, Lâm Ngọc Quí // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 22-25 .- 624
Hệ số cố kết Cv và Ch là đại lượng sử dụng để đánh giá mức độ cố kết. Trong tính toán xử lý nền bằng phương pháp thoát nước ngang hay bài toán cố kết hai chiều, giá trị hệ số cố kết ngang Ch đóng vai trò quan trọng yrong mức độ chính xác của giá trị. Trên cơ sở kết quả đo tiêu tán trong thí nghiệm CPTu, giá trị Ch được xác định. Kết hợp với các thí nghiệm trong phòng, tỷ số Ch/ Cv được tổng hợp. Kết quả này có thể giúp chọn lựa giá trị Ch hợp lý để tính toán thiết kế công trình trên nền đất yếu cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
213 Tương quan giữa dung trọng khô hiện trường và số búa khi xác định dung trọng khô hiện trường bằng phương pháp dao vòng có cố định chiều cao rơi của búa / ThS. Đoàn Văn Đẹt // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 30-33 .- 624
Nghiên cứu sự tương quan giữa dung trọng khô hiện trường và số búa rơi khi xác định dung trọng khô hiện trường của cát đắp nền đường bằng phương pháp dao vòng có cố định chiều cao rơi của búa. Nghiên cứu thực nghiệm đối với 204 mẫu cát san lấp và đắp nền đường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, thông qua phương pháp thống kê, phân tích hồi quy và tương quan tác đã xây dựng phương trình thực nghiệm biểu thị sự tương quan giữa dung trọng khô hiện trường và số lần búa rơi để ấn dao vòng vào trên nền cát đắp. Trên số lượng mẫu thí nghiệm cát đắp nền có mối quan hệ phi tuyến với số lần búa rơi.
214 Phân tích động bài toán nứt phẳng đàn hồi tuyến tính bằng phần tứ giác mở rộng nội suy kép (XCQ4) / Nguyễn Đình Dư, Nguyễn Bá Ngọc Thảo, Bùi Quốc Tính // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 163-167 .- 624
Giới thiệu lợi thế của phần tử CQ4 được phát triển gần đây với kỹ thuật làm giàu nhằm tính chính xác hệ số cường độ ứng suất động tại đỉnh nứt. Phương pháp phân tích thời gian Newmark được sử dụng để phân tích động cũng như hệ số cường độ ứng suất được đánh giá trong bài báo này. Sự chính xác của kết quả số thu được từ phần tử XCQ4 được chính minh thông qua các ví dụ số so với lời giải chính xác và các nghiên cứu trước đó với điều kiện như nhau.
215 Đánh giá các phương pháp thiết lập lực căng cáp sử dụng tần số dao động tự nhiên / KS. Nguyễn Thành Chung, TS. Hồ Đức Huy // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 176-180 .- 624
Giới thiệu sáu phương pháp được sử dụng phổ biến để thiết lập lực căng cáp sử dụng tần số dao động tự nhiên. Đối với mỗi phương pháp, các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc tính ước lượng căng cáp được khảo sát. Những phương pháp này được sử dụng để ước tính lực căng cho các kết cấu cáp thực tế sau: 5 dây cáp cầu Hwamyung, Hàn Quốc; 6 dây cáp cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý, Việt Nam. Các kết quả được so sánh và đánh giá với giá trị thiết kế. Sau đó, một phần mềm tự động hóa cho việc ước tính lực cáp bằng cách sử dụng MATLAB được lập trình.
216 Đề xuất điều chỉnh công thức tính thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995 / Bùi Thiên Lam // Xây dựng .- 2016 .- Số 05/2016 .- Tr. 47-51 .- 624
Trình bày nghiên cứu bổ sung công thức gần đúng theo hướng biến dạng không tuyến tính và tiến hành một số ví dụ tính toán, so sánh. Kết quả cho thấy với nhà dạng kết cấu khung – vách thường gặp thì tính theo công thức đề xuất cho kết quả phù hợp và kinh tế hơn.
217 Phân tích tần số dao động tự do tuyến tính của tấm và panel trụ sandwich có lõi gấp nếp dạng hình thang / ThS. Nguyễn Anh Tuấn, ThS. Nguyễn Tiến Hưng, TS. Nguyễn Thị Phương // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 17-20 .- 624
Trình bày một phương án tiếp cận mới cho bài toán tần số dao động tự do tuyến tính kết cấu tấm và panel trụ sandwich có lõi gấp nếp dạng hình thang. Bằng cách sử dụng lý thuyết vỏ không thoải và phương pháp Galerkin, các phương trình chuyển động của tấm/panel đã được thiết lập. Tần số dao động tự do tuyến tính nhận được dưới dạng hiển và hiệu quả của gấp nếp tới tần số dao động tự do tuyến tính của tấm/panel đã được khảo sát.
218 Phương pháp tính xác định tổng lượng nhiệt bức xạ mặt trời chiếu qua cửa sổ có kết cấu che nắng vào nhà / ThS. KTS. Phạm Thị Hải Hà // Xây dựng .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 66-69 .- 624
Trình bày kết quả tính toán xác định tỷ lệ nhiệt lượng truyền qua kết cấu bao che nào là lớn nhất và phương pháp tính toán xác định tổng nhiệt lượng bức xạ chiều qua cửa sổ có kết cấu che nắng vào nhà.
219 Nghiên cứu nội lực và chuyển vị của hệ khung có xét đến biến dạng trượt ngang / TS. Đoàn Văn Duẩn // Xây dựng .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 49-53 .- 624
Trình bày lý thuyết đầy đủ về dầm và phương pháp mới nghiên cứu nội lực và chuyển vị của hệ khung chịu uốn có xét biến dạng trượt ngang do lực cắt Q gây ra. Cuối cùng để làm sáng tỏ nội dung phương pháp, tác giả trình bày các ví dụ tính toán cụ thể như tính toán các khung một tầng một nhịp, khung một tầng hai nhịp, chịu các loại tải trọng tĩnh khác nhau.
220 Biến dạng co ngắn dọc trục của cột bê tông cốt thép chịu tải trọng dài hạn / ThS. Trần Ngọc Long, ThS. Nguyễn Bá Thạch, GS. TS. Phan Quang Minh // Xây dựng .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 54-56 .- 624
Trình bày công thức tính biến dạng co ngót của cột bê tông cốt thép theo hàm lượng cốt thép. Theo công thức này, hàm lượng cốt thép cột 1.17% sẽ giảm 23.6% biến dạng co ngót tự do của bê tông B30, phù hợp với kết quả thực nghiệm là 24.3%. Bài báo cũng đề xuất quy trình phân tích biến dạng co ngắn của cột bê tông cốt thép theo thời gian với mô hình từ biến của Samra và biến dạng co ngót theo công thức trên. Quy trình này dễ sử dụng và có thể áp dụng với tiêu chuẩn thiết kế bất kỳ.